Độ phổ biến của bệnh Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu Đường) trên Thế Giới và Việt Nam
>> Chế độ luyện tập đối với bệnh nhân Đái Tháo Đường
>> Giải pháp giúp bệnh nhân quản lý tốt bệnh Đái Tháo Đường, làm chậm tiến triển đến giai đoạn nặng hơn
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (BỆNH TIỂU ĐƯỜNG) VÀ CÁC BỆNH MẮC KÈM KHÁC
Vào những năm cuối thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là bệnh không lây nhiễm có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới.
Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ tư hoặc thứ năm ở các nước phát triển; nó được xem như là “đại dịch” ở các nước đang phát triển.
Điều đáng lo ngại là đái tháo đường không chỉ tăng nhanh ở các nước phát triển mà còn tăng nhanh ở cả những nước đang phát triển. Trong số này, đa số là đái tháo đường tuýp 2, sự bùng nổ đái tháo đường tuýp 2. Những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn đối với cộng đồng.
TÌNH HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Theo thống kê của Hiệp hội đái tháo đường quốc tế IDF (International Diabetes Federation), năm 2019 thế giới có 463 triệu người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Dự đoán sẽ tăng lên 578 triệu người trong năm 2030 và 700 triệu người vào năm 2045.
Cũng theo IDF 2019, 62 nghiên cứu từ 49 quốc gia cho thấy có 373,9 triệu người. Trong độ tuổi 20 đến 79 mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) trên toàn thế giới. Và trong đó 7,5% dân số là người trưởng thành, ước tính có sự suy giảm dung nạp đường (IGT – impaired glucose tolerance).
Dự kiến sẽ tăng lên 453,8 triệu – hay 8,0% dân số vào năm 2030. Và tới 548,4 triệu người – tương đương 8,6% dân số đến năm 2045 . Đại đa số (79%) người mắc bệnh tiểu đường sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Theo dịch tễ học của Tổ chức Y tế thế giới WHO (World Health Organization), Việt Nam là một trong các quốc gia có người mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) gia tăng nhanh về tỷ lệ.
Ước tính trên cả nước có 7 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường); chiếm khoảng 8% dân số (thống kê của Hiệp hội Nội Tiết và Đái tháo đường Việt Nam -VADE).
MỐI LIÊN QUAN GIỮA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ CÁC BỆNH LÝ MẮC KÈM KHÁC
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, hơn 50% số trường hợp đái tháo đường chưa được chẩn đoán. Cùng với đó là 60-70% chưa điều trị đúng cách.
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) không kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính. Đặc biệt là các biến chứng trên hệ thần kinh và mạch máu.
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) và bệnh lý tim mạch
- Đường máu tăng cao ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường) là những yếu tố gia tăng các biến cố tim mạch. 15% tổng số ca tử vong liên quan đến bênh lý tim mạch, thận và đái tháo đường; có liên quan đến đường máu tăng cao không kiểm soát tốt.
- Đường huyết tăng cao cũng ảnh hưởng đến các rối loạn chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể; cũng như gia tăng các bệnh lý mạch vành. Đặc biệt ở những người bệnh có tăng huyết áp, béo phì trung tâm; người có hút thuốc lá và ít vận động thể lực.
- Kiểm soát tốt đường huyết và mỡ máu là cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắc phải; hoặc trầm trọng thêm các bệnh lý tim mạch kèm theo. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kiểm soát đường huyết tốt; bao gồm: kiểm soát đường huyết lúc đói, HbA1c, đường huyết sau ăn 2 giờ giúp làm giảm 6 – 20% sự gia tăng các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Những mục tiêu có thể đạt được qua việc thực hiện thăm khám và quản lý bệnh đái tháo đường (tiểu đường) tại các cơ sở y tế.
Và luôn tuân thủ phác đồ điều trị, tăng cường vận động; chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc, sợi ngũ cốc và chất béo lành mạnh. Những điều đó, sẽ giảm nguy cơ lâu dài cho những người mắc bệnh tiểu đường (bệnh tiểu đường).
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) và bệnh lý thận
Bệnh thận mãn tính (CKD) ở những người bị bệnh tiểu đường; có thể là kết quả của bệnh thận đái tháo đường. Hoặc liên quan đến bệnh nhân có mắc các bệnh tăng huyết áp, rối loạn chức năng bàng quang.
Hay việc tái phát nhiễm trùng đường tiết niệu, hoặc có biến chứng vi mạch. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) có bệnh lý thận mạn ở Vương quốc Anh là 25%. Ở Mỹ là 36% và 19% trong số này ở giai đoạn 3 hoặc tệ hơn.
- Trên thế giới, hơn 80% bệnh thận ở giai đoạn cuối là do bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp. Đôi khi là sự kết hợp của cả hai.
- Tỷ lệ bệnh thận do bệnh tiểu đường dao động từ 10% đến 67%.
- Tỷ lệ mắc bệnh thận giai đoạn cuối cũng tăng lên gấp 10 lần. Ở những người mắc bệnh tiểu đường so với những người không có.
Chiến lược hiệu quả nhất để giảm bớt gánh nặng bệnh tật cũng như chi phí chính là nâng cao chất lượng của cuộc sống. Giúp kiểm soát đường huyết tích cực ở những người mới bị bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường); hoặc mắc bệnh thận ở giai đoạn sớm.
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) và biến chứng thần kinh, mạch máu, bàn chân
Đã có 40 đến 60 triệu người trên thế giới mắc đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Có các biến chứng thần kinh ngoại vi, biến chứng mạch máu nhỏ và loét chi dưới. Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường).
- Tổn thương thần kinh ngoại vi làm mất cảm giác bảo vệ. Tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến loét, hoại tử và cắt cụt chi dưới – một tổn thương gây tàn phế; thường gặp nhất ở người mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Loét và cắt cụt chi dưới không những làm giảm đáng kể chất lượng sống của người bệnh, còn gia tăng nguy cơ tử vong sớm.
- Tỷ lệ mắc bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường (tiểu đường) trung bình toàn cầu là 6,4%. Trong đó nam mắc nhiều hơn nữ, đái tháo đường tuýp 2 mắc nhiều hơn đái tháo đường tuýp 1.
- Khoảng 50% số người bị biến chứng thần kinh không có triệu chứng; trong khi 33% không điển hình triệu chứng. Ước tính cho thấy sự phổ biến của bệnh lý thần kinh, mạch máu ngoại vi ở người đái tháo đường trên 40 tuổi là 20%. Ở những người trên 50 tuổi là 29%.
- Bệnh nhân kiểm soát đường huyết tích cực với mục tiêu HbA1c < 7% có thể giúp giảm 35% rủi ro cắt cụt so với bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém. Ngoài ra, hai chiến lược nên được ưu tiên:
+ Tăng cường nhận thức và kiến thức đối với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về quản lý biến chứng bàn chân đái tháo đường.
+ Tiến hành sàng lọc thường xuyên các rủi ro. Phân tầng cho bàn chân có nguy cơ, việc đánh giá rủi ro biến chứng. Chăm sóc chân dựa trên sự phòng ngừa, giáo dục và hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia y tế. Điều đó sẽ giúp giảm biến chứng bàn chân và cắt cụt tới 85%.
Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) và bệnh lý mắt
Bệnh mắt do tiểu đường (DED) là một biến chứng đáng sợ đối với bệnh nhân tiểu đường; bao gồm: bệnh võng mạc tiểu đường (DR), phù hoàng điểm (DME), đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và nhìn đôi.
Ở hầu hết các quốc gia, bệnh võng mạc tiểu đường được công nhận là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù. Mặc dù bệnh có khả năng phòng ngừa và điều trị được.
Dựa trên phân tích của 35 nghiên cứu trên toàn thế giới, được thực hiện từ năm 1980 đến 2008, tổng thể tỷ lệ biến chứng võng mạc ở những người mắc bệnh tiểu đường. Ước tính là 35% trong đó có 12% được điều trị.
Tỷ lệ biến chứng võng mạc tiểu đường tăng theo thời gian mắc bệnh tiểu đường ở cả hai tuýp 1 và 2. Bệnh có liên quan đến kiểm soát đường huyết kém và có mắc kèm tăng huyết áp.
Bệnh lý võng mạc tiểu đường phổ biến hơn bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1. Có sự khác biệt rõ ràng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 theo khu vực, chủng tộc: người châu Á (20,8%), người da trắng (44,7%) và người Mỹ gốc Phi (55,7%).
Tài liệu tham khảo:
IDF 2019, ADA 2019, Nội tiết và các bệnh chuyển hóa – Tạ Văn Bình