TUÂN THỦ THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Việc kiểm soát đường huyết, dù bằng phương pháp dinh dưỡng, tập luyện hay dùng thuốc, là điều quan trọng trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nói chung và ĐTĐ típ 2 (ĐTĐ2) nói riêng. Đường huyết đạt mục tiêu và ổn định lâu dài sẽ giúp bạn giảm được biến chứng, nguy cơ nhập viện hay tử vong do ĐTĐ2. Muốn vậy, việc tuân thủ điều trị đái tháo đường chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan cản trở việc bạn dùng thuốc đúng như lịch trình, dẫn đến kết quả điều trị không được như mong đợi. Khái niệm Tuân thủ điều trị được định nghĩa là sự hợp tác tự nguyện của bệnh nhân theo đớn thuốc được kê bởi bác sĩ bao gồm thời gian sử dụng thuốc, liều dùng và số lần dùng.

Ngày nay, Đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong và tàn tật thứ 3 tại Việt Nam 1. Một nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy 70% Bệnh nhân không tuân thủ điều trị 2

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến không tuân thủ điều trị:

  • Quên dùng thuốc là nột trong những nguyên nhân phổ biến nhất
  • Nguyên nhân tiếp theo có thể do bệnh nhân lo ngại về tác dụng phụ của thuốc, lo sợ uống thuốc sẽ gặp các tác dụng phụ như buồn nôn, táo bón…

Các nguyên nhân còn lại như: bệnh nhân thiếu hiểu biết về thuốc và bệnh của mình, chất lượng cuộc sống thấp, Bệnh nhân bận rộn, bác sĩ bận rộn không có thời gian giải thích cho bệnh nhân. Bệnh nhân nhận thức sai về mức độ nghiêm trọng của bệnh và hiệu quả điều trị của thuốc.

Không tuân thủ điều trị là nguyên nhân chính dẫn đến không kiểm soát được đường huyết dẫn đến bệnh càng ngày càng nặng và xuất hiện biến chứng tim mạch, thần kinh và võng mạc. Ngược lại, tuân thủ tốt bao gồm uống thuốc đúng liều, đúng ngày giờ…  sẽ góp phần kiểm soát HbA1c<7, hạn chế biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nhìn chung, sử dụng thuốc đúng như hướng dẫn về liều lượng, số lần dùng, thời điểm dùng khoảng 80% trở lên được xem là tuân trị tốt. Dĩ nhiên, mục tiêu mà bạn hướng tới vẫn là càng cao càng tốt chứ không chỉ dừng ở con số này. Vai trò và tầm quan trọng của bản thân bạn trong sự tuân trị ngày càng được chú trọng trong bối cảnh nền y tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần chuyển hướng sang  “lấy bệnh nhân làm trung tâm”. Điều đó đồng nghĩa chính thái độ và hành vi của bạn góp phần không nhỏ vào hiệu quả của điều trị chứ không chỉ đơn thuần phụ thuộc thụ động vào toa thuốc hay hướng dẫn của bác sĩ như trước đây.

Làm thế nào để tuân thủ?

Tuân thủ là quá trình đòi hỏi sự hợp tác và nỗ lực rất nhiều từ bệnh nhân, người nhà và bác sĩ.

Về phía bệnh nhân cần chủ động trao đổi với bác sĩ về các lo ngại của mình khi dùng thuốc như: tác dụng phụ của thuốc, thời gian dùng thuốc , liều dùng trước đây, chi phí điều trị và điều kiện thanh toán của mình… Dựa trên các lo ngại này, bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích và thay đổi điều trị để đảm bảo bệnh nhân tuân thủ thuốc tốt. Bệnh nhân cũng không nên tự tiện uống bù thuốc hay chích bù liều insulin vì dễ dẫn đến hạ đường huyết và thậm chí là hạ đường huyết cấp cứu và từ đó Bệnh nhân lại càng lo sợ và càng không tuân thủ.

Người nhà bệnh nhân, đặc biệt là than nhân các đối tượng bệnh nhân có mức độ tuân trị kém, hay quên như: các cụ già, thiếu nhi… cũng nên tìm hiểu đâu là nguyên nhân chính dẫn đến không tuân trị để có thể hỗ trợ bệnh nhân tốt nhất có thể trong việc tuân thủ điều trị.

Cuối cùng, bác sĩ và nhân viên y tế nên khuyến khích bệnh nhân chia sẻ thông tin quá trình tuân thủ điều trị của họ để từ đó có được biện pháp đúng đắn, giúp bệnh nhân tuân trị đầy đủ.

Tóm lại, tuân thủ điều trị đái tháo đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xu hướng điều trị hiện nay. Điều nay thể hiện rõ với các bệnh lý mạn tính cần điều trị kéo dài, thậm chí quản lý suốt đời, như ĐTĐ2. Có nhiều hình thức tuân thủ điều trị khác nhau, trong đó mức độ cao nhất đòi hỏi sự phối hợp, tương tác hai chiều giữa nhân viên y tế với người bệnh để đạt được đồng thuận và gắn kết hợp lý nhất về phương án điều trị.

SERV-NDT-DIAB-MAR 2024

Tài liệu tham khảo:

  1. Vos, T., Lim, S. S., Abbafati, C., Abbas, K. M., Abbasi, M., Abbasifard, M., … & Bhutta, Z. A. (2020). Global burden of 369 diseases and injuries in 204 countries and territories, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. The Lancet, 396(10258), 1204-1222.
  2. Khúc Thị Hồng Anh và Nguyễn Thanh Thủy, “TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỐNG ĐA, NĂM 2019”, Cao đẳng y tế Nà Nội 2019

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm
Các bước chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Bàn chân đái tháo đường là biến chứng phức tạp của bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ bệnh nhân Đái tháo đường bị biến chứng bàn chân đái tháo đường trên thế giới nói chung là 6.3%. Biến chứng này được mô tả ban đầu với các vết loét đơn giản, nhiễm trùng, lâu lành vàorange
Xem thêm