Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh

Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nào vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng mà nồng độ đường trong máu lại không quá thấp hay quá cao?

Hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng trong mùa lạnh dành cho bệnh nhân bị đái tháo đường nhé.

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh

1.Một số khuyến cáo thực phẩm từ các hướng dẫn quốc tế [2]

1.1 Đường (Carbohydrate)

Thực phẩm chứa phân tử đường (carbohydrate) như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và sữa ít béo đều được xem là nguồn thực phẩm lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường.

Chúng ta không thể bỏ luôn các thực phẩm chứa carbohydrate vì đây là nguồn cung cấp năng lượng, chất xơ và vitamin khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Can thiệp đến chế độ ăn ít carbohydrate cũng cần phải cân bằng giữa việc lợi ích và nguy cơ đem lại cho bệnh nhân. Ngoài lượng carbohydrate nạp vào, các yếu tố quyết định đến lượng đường sau ăn còn bao gồm phân loại thành phần tinh bột, phương pháp nấu và thời gian nấu,…

1.2 Đạm (Protein)

Ở những bệnh nhân đang được điều trị đái tháo đường, protein không làm tăng nồng độ đường trong máu. Khi nồng độ đường huyết của bệnh nhân đang trong giai đoạn khó kiểm soát, họ thường cần nhiều đạm hơn bình thường.

1.3 Mỡ (acid béo, cholesterol)

Hạn chế ăn các chất béo bão hòa (mỡ động vật) và thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Theo khuyến cáo, bệnh nhân đái tháo đường nên ăn ít hơn 300mg cholesterol mỗi ngày. Có một số đối tượng nên <200mg mỗi ngày.

Nếu bạn cần giảm cân, hãy giảm lượng mỡ ăn vào. Bạn nên thay chất béo bão hòa thành chất béo không bão hòa (dầu thực vật, hạt) và carbohydrate. (2)

1.4 Các loại thực phẩm khác

Chất xơ: Ăn nhiều chất xơ như các loại trái cây, rau sẽ giúp bệnh nhân mau no, hạn chế được các thực phẩm nhiều đường khác.

Muối: Nên được ăn hạn chế, vì ăn nhiều muối sẽ đi kèm với việc tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp. Đái tháo đường và tăng huyết áp là 2 nguy cơ hàng đầu của các bệnh lý tim mạch.

Ăn nhiều muối sẽ đi kèm với với việc tăng nguy cơ mắc Tăng huyết áp
Ăn nhiều muối sẽ đi kèm với với việc tăng nguy cơ mắc Tăng huyết áp

Vitamin và khoáng chất: Ăn uống đa dạng các loại trái cây, rau xanh và cá, sẽ giúp bệnh nhân cung cấp đầy đủ các vi chất thiết yếu này.

2. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh cho bệnh nhân Đái tháo đường

Có nhiều cách xây dựng bữa ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường. Dưới đây là 2 cách thông dụng mà bệnh nhân Đái tháo đường có thể áp dụng.

2.1 Tính chỉ số đường huyết trong thực phẩm:

Chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI) này nói lên mức ảnh hưởng của thực phẩm đến đường trong máu, GI càng cao, loại thực phẩm đó càng dễ tăng đường huyết [4]:

Mì ống là thực phẩm tinh bột ít làm tăng đường huyết
Mì ống là thực phẩm tinh bột ít làm tăng đường huyết
Thực phẩm GI thấp (0 đến 55)Thực phẩm GI vừa phải (56 đến 69):Thực phẩm GI cao (70 và cao hơn):
* Lúa mạch
* Mì ống
* Bún gạo
* Ngũ cốc cám giàu chất xơ
* Bột yến mạch
* Cà rốt, rau xanh
* Táo, cam, chuối, xoài,…
* Hầu hết các loại hạt, đậu
* Sữa và sữa chua
* Bánh mì lúa mạch đen
* Gạo lức
* Nho khô
* Chuối xanh
* Bánh mì trắng
* Hầu hết các loại ngũ cốc đã chế biến và bột yến mạch ăn liền, bao gồm cả bột cám
* Hầu hết các món ăn nhẹKhoai tây
* Gạo trắng, cháo gạo, sữa gạo
* Mật ong
* Dưa hấu, dứa, sầu riêng, mít.

Tất nhiên việc lựa chọn thực phẩm sẽ nên ưu tiên nhóm có GI thấp, vừa giúp chúng ta vẫn ăn đầy đủ chất mà vẫn hạn chế được đường huyết tăng cao.

2.2 Phương pháp cái dĩa

Đây là một phương pháp đơn giản, được nhiều người thích sử dụng vì trực quan và dễ nhớ.

Phương pháp chia dĩa thức ăn cho bệnh nhân Đái tháo đường

Với một chiếc dĩa thức ăn bề rộng khoảng 22 cm, chúng ta sẽ chia dĩa thức ăn để nhận biết chỉ số đường huyết của lượng thực phẩm:

1 phần tư dĩa: Thịt: chẳng hạn như thịt gà, gà tây, ăn kèm đậu, đậu phụ hoặc trứng.1 phần tư dĩa: Ngũ cốc hoặc thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như khoai tây, gạo hoặc mì ống (hoặc bỏ hoàn toàn tinh bột và tăng gấp đôi với các loại rau không chứa tinh bột). (3)
1 nửa dĩa sẽ chứa: Các loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như salad, đậu xanh, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải và cà rốt.

2.3 Một số lưu ý khác

Bạn nên lập một kế hoạch chi tiết dành cho mỗi bữa ăn hàng ngày, không nên ăn lặp lại thường xuyên cùng một món.

Kiểm soát đường huyết là một quá trình rất dài cho các bệnh nhân đái đường. Việc sử dụng thuốc và tái khám nên tuân thủ hoàn toàn theo dặn dò của bác sĩ. Với mỗi tình huống khó khăn trong ăn uống hoặc tiêu chảy, nôn ói nhiều, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.

Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể hiểu thêm về chế độ ăn uống của người mắc bệnh Đái tháo đường trong mùa lạnh. Đây là một quá trình rất dài, đòi hỏi sự tìm hiểu của chính bệnh nhân, của người chăm sóc và sự kết nối với bác sĩ. Đừng ngại ngần khi đặt ra câu hỏi, tất cả là vì sức khỏe của bạn.

SERV-NDT-01-12-2022-1

Nguồn tham khảo:

  1. Ma, Y. et al. (2005) “Seasonal variation in food intake, physical activity, and body weight in a predominantly overweight population,” European Journal of Clinical Nutrition, 60(4), pp. 519–528. Available at: https://doi.org/10.1038/sj.ejcn.1602346. 
  2. American Diabetes Association (2004) Nutrition principles and recommendations in diabetes, American Diabetes Association. American Diabetes Association. Available at: https://diabetesjournals.org/care/article/27/suppl_1/s36/24570/Nutrition-Principles-and-Recommendations-in (Accessed: November 21, 2022). 
  3. Diabetes meal planning (2022) Centers for Disease Control and Prevention. Centers for Disease Control and Prevention. Available at: https://www.cdc.gov/diabetes/managing/eat-well/meal-plan-method.html (Accessed: November 21, 2022). 
  4. Glycemic index for 60+ foods (2021) Harvard Health. Available at: https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/glycemic-index-and-glycemic-load-for-100-foods (Accessed: November 21, 2022). 
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
0:00 / 0:00 Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh,orange
Xem thêm