Biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

Theo số liệu từ Hội nội tiết và Đái tháo đường TPHCM, tại Việt Nam có khoảng 7 triệu người bị bệnh đái tháo đường. Đây là con số rất đáng báo động nếu chúng ta xét đến những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh mãn tính này.

Trong đó, biến chứng về mắt hoàn toàn có thể đề phòng và kiểm soát được, nếu người bệnh đái tháo đường có đủ thông tin y khoa cần thiết.

Biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường

>> 4 nhóm thực phẩm cho người tăng huyết áp và đái tháo đường

>> Yoga – Liệu pháp mới cho người bệnh đái tháo đường

Tăng nhãn áp (glaucoma)

Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị tăng nhãn áp cao hơn người bình thường khoảng 40%. Người bệnh càng lâu năm thì khả năng biến chứng xảy ra càng cao.

Nguyên nhân là do thủy dịch trong mắt dẫn lưu kém làm tăng áp lực lên mắt. Áp lực này gây tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc và các dây thần kinh thị giác khiến tầm nhìn của người bệnh đái tháo đường giảm dần.

Các triệu chứng của tăng nhãn áp bao gồm: nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, mờ mắt, nhìn thấy quầng sáng trước mắt… Bệnh tăng nhãn áp ở người bệnh đái tháo đường có thể điều trị bằng cách uống thuốc giúp giảm áp lực trong mắt hoặc được phẫu thuật, tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Đục thủy tinh thể (cataracts)

Khi bị đục thủy tinh thể, mắt sẽ mờ như có màn sương mù phía trước khiến bạn nhìn không rõ. Với người đái tháo đường, khả năng đục thủy tinh thể khoảng 60%.

Trước kia, bệnh đục thủy tinh thể thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên ngày nay có xu hướng xuất hiện ở cả người trẻ tuổi.

Nếu đục thủy tinh thể ở mức độ nhẹ, bạn nên thường xuyên đeo kính râm khi ra ngoài trời. Bên cạnh đó, loại mắt kính thuốc bạn đeo nên có lớp chống chói để bảo vệ mắt.

Nếu mắt nhìn ngày càng kém, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ và điều trị bằng cách phẫu thuật thay thủy tinh thể.

Bệnh võng mạc do đái tháo đường (diabetic retinopathy)

Bệnh võng mạc do đái tháo đường là nguyên nhân gây mất thị lực phổ biến nhất đối với người bệnh đái tháo đường. Bệnh thường không có triệu chứng và người bệnh chỉ phát hiện khi thị giác đã bị ảnh hưởng. Có hai loại bệnh võng mạc do đái tháo đường:

  • Bệnh võng mạc không tăng sinh: là bệnh võng mạc thường gặp ở người đái tháo đường. Các mao mạch phồng lên làm tắc nghẽn các mạch máu nuôi võng mạc. Chất dịch lỏng thấm qua thành mạch làm sưng điểm vàng (trung tâm võng mạc) gây phù hoàng điểm. Giai đoạn này, mắt bị mờ và có khả năng mất thị lực. Người bệnh đái tháo đường phát hiện bệnh và điều trị sớm có cơ hội cao sẽ phục hồi thị lực.
  • Bệnh võng mạc tăng sinh: Các mạch máu nuôi võng mạc bị tắt nghẽn. Võng mạc tiết các chất kích thích gia tăng sự hình thành mạch máu mới. Những mạch máu này rất dễ vỡ, gây ra xuất huyết và bong võng mạc dẫn đến mất thị lực. Bệnh võng mạc tăng sinh ở người đái tháo đường có thể điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật chiếu laser khi chưa xảy ra xuất huyết. Với trường hợp bong võng mạc phức tạp, có thể phẫu thuật loại bỏ thủy dịch.

Ngoài phương pháp phẫu thuật, các nghiên cứu gần đây còn cho thấy thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu có hiệu quả trong việc làm chậm sự phát triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường.

Biến chứng về mắt ở bệnh nhân đái tháo đường 1

Cách phòng ngừa biến chứng

Tất cả biến chứng về mắt do đái tháo đường nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ mất thị lực đến 95%. Biến chứng thường không biểu hiện triệu chứng nên người bệnh đái tháo đường cần khám mắt toàn diện ít nhất một lần mỗi năm.

Đặc biệt, phụ nữ bị đái tháo đường khi mang thai nên khám mắt sớm và kiểm tra mắt trong suốt thai kỳ. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu tầm nhìn của bạn xuất hiện các đốm đen, lóa sáng hoặc bị mờ.

Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường gây biến chứng ở mắt, người bệnh cũng nên chủ động kiểm soát glucose huyết ở mức an toàn, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thường xuyên tập thể dục thể thao, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

TUÂN THỦ THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Việc kiểm soát đường huyết, dù bằng phương pháp dinh dưỡng, tập luyện hay dùng thuốc, là điều quan trọng trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nói chung và ĐTĐ típ 2 (ĐTĐ2) nói riêng. Đường huyết đạt mục tiêu và ổn định lâu dài sẽ giúp bạn giảm được biến chứng,orange
Xem thêm
Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm