Đái tháo đường thai kỳ: Những điều mẹ bầu cần biết

Hiện nay, tỷ lệ Đái tháo đường trong thai kỳ ngày càng gia tăng trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Nếu không phát hiện ra và kiểm soát tốt, các tai biến nguy hiểm sẽ xảy ra với cả mẹ và thai nhi.

Hậu quả gì nếu các mẹ bầu mắc bệnh Đái tháo đường không điều trị? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu một số thông tin mà mẹ bầu cần biết về Đái tháo đường thai kỳ nhé. 

>> Vì sao cần sử dụng thuốc khi đường huyết đã được kiểm soát tốt?

>> 4 cách hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường tại nhà mà người bệnh nào cũng phải biết

Đái tháo đường thai kỳ: Những điều mẹ bầu cần biết
Đái tháo đường thai kỳ – Những điều mẹ bầu cần biểt

1. Đối tượng có nguy cơ cao mắc Đái tháo đường thai kỳ

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc Đái tháo đường thai kỳ gồm: 

  • Béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI = Cân nặng / Chiều cao2) >= 23kg/m2 
  • Trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em) có người mắc bệnh Đái tháo đường
  • Từng được chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ ở lần mang thai trước
  • Mắc bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, buồng trứng đa nang
  • Có lối sống tĩnh tại, ít vận động 
  • Tuổi > 45

Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai nhưng có nhiều yếu tố nguy cơ như bên trên thì tốt nhất bạn nên kiểm tra và tầm soát Đái tháo đường thai kỳ để chủ động phòng ngừa và có một thai kỳ khoẻ mạnh.

2. Ảnh hưởng của Đái tháo đường thai kỳ đối với người mẹ

Khi mắc bệnh Đái tháo đường thai kỳ, các bà mẹ sẽ có một thai kỳ không an toàn và đầy nguy cơ:

  • Mắc bệnh tăng huyết áp, tăng nguy cơ tai biến sản khoa như tiền sản giật, sản giật và tử vong
  • Sinh non, đa ối, sảy thai, thai lưu
  • Sanh khó và sang chấn đường sinh dục
  • Các biến chứng về lâu dài như tổn thương thận, mù mắt, các biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não
Đái tháo đường thai kỳ: Những điều mẹ bầu cần biết 1
Nguy cơ từ bệnh Đái tháo đường thai kỳ

3. Ảnh hưởng của Đái tháo đường thai kỳ lên thai nhi và trẻ sơ sinh

Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ.

  • Thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên
  • Thai to quá mức, chấn thương thai lúc sanh như trật khớp vai, gãy xương đòn, có nguy cơ phải sanh mổ
  • Hạ đường huyết trẻ sau sanh, suy hô hấp sơ sinh, vàng da sơ sinh
  • Dị tật bẩm sinh
  • Tử vong ngay sau sanh

4. Các mẹ bầu cần làm gì khi mắc Đái tháo đường thai kỳ?

  • Khám thai định kỳ
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: nguyên tắc 3 bữa ăn và không bữa phụ. Mẹ bầu cũng tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh ngọt, trái cây ngọt, nước ngọt…
  • Hoạt động thể lực: dành ít nhất 30 phút mỗi ngày cho việc đi bộ nhanh, tập tạ tay,… mỗi chu kì tập kéo dài trên 10 phút và ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Sử dụng thuốc đúng liều, đúng thời điểm tiêm và tiêm đúng kỹ thuật theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi đường huyết bằng máy đo đường huyết cá nhân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi cân nặng.
Đái tháo đường thai kỳ: Những điều mẹ bầu cần biết 2
Tập thể dục mang lại lợi ích cho phụ nữ mang thai

Thông thường, mẹ bầu mắc Đái tháo đường thai kỳ có thể trở về đường huyết bình thường sau khi sinh. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tiến triển đến Đái tháo đường thật sự và phải điều trị lâu dài. Vì vậy, Mẹ cần tầm soát sớm Đái tháo đường type 2 sau sinh 4 – 12 tuần để có chẩn đoán xác định và đưa ra hướng điều trị hợp lý.

Mặc dù là một bệnh lý rất nguy hiểm nhiều biến chứng nhưng có thể giảm thiểu những biến chứng của Đái tháo đường thai kỳ nếu bệnh được phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời.

Hi vọng thông qua bài viết này, các mẹ bầu đã nắm được những thông tin cần thiết về Đái tháo đường thai kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé.

Nguồn tham khảo:

1. Bộ Y tế vụ Sức khỏe bà mẹ – trẻ em (2018), “Hướng dẫn quốc gia dự phòng và kiểm soát Đái tháo đường thai kỳ”

2. American Diabetes Association, “Management of Diabetes in Pregnancy: Standards of Medical Care in Diabetes—2020” 

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

TUÂN THỦ THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Việc kiểm soát đường huyết, dù bằng phương pháp dinh dưỡng, tập luyện hay dùng thuốc, là điều quan trọng trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nói chung và ĐTĐ típ 2 (ĐTĐ2) nói riêng. Đường huyết đạt mục tiêu và ổn định lâu dài sẽ giúp bạn giảm được biến chứng,orange
Xem thêm
Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm