7 mẹo nhỏ giúp kiểm soát chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường dịp cuối năm

Bệnh Đái tháo đường (Tiểu đường) là một bệnh mãn tính biểu hiện khi lượng đường trong máu của bạn cao hơn mức bình thường. Các loại thực phẩm giàu carbonhydrate (hay đường) như bánh mì, ngũ cốc, gạo, mì, trái cây, sữa có thể dẫn đến sự gia tăng này.

Trong những dịp cuối năm hay lễ tết, chế độ ăn ít nhiều sẽ thay đổi, việc tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan đến chế độ ăn là hết sức cần thiết, vừa giúp bạn kiểm soát đường huyết, vừa tận hưởng trọn vẹn niềm vui.

>> Sử dụng đường dành cho người Đái tháo đường để ngày Tết trọn vẹn

>> Vì sao bệnh nhân tim mạch cần quan tâm đến bệnh đái tháo đường?

7 mẹo nhỏ giúp kiểm soát chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường dịp cuối năm
7 mẹo nhỏ kiểm soát chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu để kiểm soát chế độ ăn cho người bị Đái tháo đường trong dịp cuối năm ngay sau đây nhé!

1. Ăn uống khoa học

Kế hoạch ăn uống của bạn nên tập trung vào số lượng và thành phần đường mà bạn đưa vào bữa ăn trong ngày. Nhưng điều quan trọng là bạn phải chọn lựa những món ăn mà bạn yêu thích. Tránh ăn một món quá nhiều và thu hẹp sự lựa chọn món ăn. (2)

Lượng khẩu phần ăn rất quan trọng vì có thể giúp tính toán các thông tin dinh dưỡng hoặc quản lý cân nặng dễ dàng hơn rất nhiều. Hãy nhớ rằng mỗi khẩu phần đưa vào cơ thể sẽ khác nhau đối với mỗi người. Vì vậy những gì phù hợp với người khác có thể không phù hợp với bạn. (1)

7 mẹo nhỏ giúp kiểm soát chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường dịp cuối năm 1
Bạn cần kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày phù hợp với cơ thể

2. Hạn chế tối đa chất béo có hại

Tất cả chúng ta đều cần chất béo trong chế độ ăn uống của mình. Vì nó cung cấp cho chúng ta năng lượng. Nhưng các loại chất béo khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của theo những cách khác nhau.

Chất béo có lợi là thành phần có trong các loại thực phẩm như các loại hạt không chứa muối, quả bơ, cá hồi, dầu ô liu và dầu hướng dương. Một số chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Chúng là chất béo có hại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. 

Chất béo có hại chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm động vật và thức ăn chế biến sẵn như: 

  • Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến
  • Thịt mỡ
  • Bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng
  • Bơ thực vật

Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên cắt giảm việc sử dụng các loại dầu nói chung. Hãy thử nướng, hấp hoặc hầm thay vì chiên thực phẩm. (1)

3. Lựa chọn thực phẩm carbohydrate phức hợp

Carbohydrate là một trong những nguồn năng lượng chính của cơ thể. Sự khác biệt giữa carbohydrate đơn giản và phức hợp là ở cấu trúc hóa học và thời gian được cơ thể tiêu hóa và hấp thụ. Carbohydrate phức hợp là tinh bột. Nó được phân hủy chậm hơn so với nhóm đơn giản và sẽ làm tăng lượng đường trong máu chậm hơn.

Thuật ngữ carbohydrate phức hợp dùng để chỉ bất kỳ loại tinh bột nào, kể cả đã được chế biến như bánh mì trắng, hầu hết các loại bánh ngọt …. Khi bạn lựa chọn các loại carbohydrate phức hợp, lời khuyên dành cho bạn là nên ăn ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau giàu tinh bột, vì chúng được tiêu hóa chậm hơn so với thực phẩm chế biến sẵn. (4)

7 mẹo nhỏ giúp kiểm soát chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường dịp cuối năm 2
Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế tinh bột chế biến sẵn

4. Ăn nhiều đậu

Đậu là thức ăn vừa rẻ vừa bổ dưỡng cho sức khỏe. Các loại đậu rất giàu vitamin B, khoáng chất (canxi, kali và magiê), chất xơ và ít đường. Do đó, có thể giúp bạn kiểm soát bệnh Đái tháo đường.

Đậu cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh Đái tháo đường. Trong một nghiên cứu với hơn 3.000 người tham gia có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao, những người ăn nhiều đậu hơn giảm 35% nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường type 2. (3)

5. Tiêu thụ nhiều cá

Cá giàu chất béo là một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe của người bệnh Đái tháo đường. Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá cơm và cá thu là những nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA và EPA tuyệt vời, rất có lợi cho hệ tim mạch. Bổ sung đủ các chất béo này một cách thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. 

Những loại cá này cũng là nguồn cung cấp đạm và có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn. Một nghiên cứu ở người trưởng thành bị thừa cân và béo phì cho thấy những người tham gia ăn cá giàu chất béo đã cải thiện đáng kể lượng đường trong máu sau bữa ăn, so với những người ăn cá nạc. (3)

7 mẹo nhỏ giúp kiểm soát chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường dịp cuối năm 3
Cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3 có lợi cho hệ tim mạch

6. Cắt giảm đường

Mặc dù biết rằng việc cắt giảm lượng đường có thể thực sự gây khó khăn cho bạn thời gian đầu. Tuy nhiên, bạn vẫn cần kiên nhẫn thay đổi từng chút một. Bạn có thể chuyển đồ uống có đường, nước tăng lực và nước ép trái cây thành nước lọc, sữa nguyên chất hoặc trà, cà phê không đường.

Một gợi ý khác là sử dụng đường có hàm lượng năng lượng thấp hoặc không chứa năng lượng dành riêng cho người bị Đái tháo đường. (1)

7. Tiêu thụ rượu vừa phải

Rượu có nhiều năng lượng. Do đó nếu bạn đang cố gắng giảm cân, hãy nghĩ đến việc hạn chế uống rượu. Lượng rượu cho phép tối đa là 140ml một tuần. Bạn nên chia nhỏ thành uống nhiều lần. (1)

Nếu đang tiêm insulin hoặc uống các loại thuốc điều trị Đái tháo đường, bạn không nên uống rượu khi bụng đói. Điều này có thể làm tăng nguy cơ hôn mê.

7 mẹo nhỏ giúp kiểm soát chế độ ăn cho người bệnh Đái tháo đường dịp cuối năm 4
Hạn chế uống rượu khi đang điều trị Đái tháo đường

Nhìn chung, bạn vẫn có thể tạo bữa ăn với nhiều loại thực phẩm bạn yêu thích nhưng ẫn phải đảm bảo sự cân bằng của carbohydrate. Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu thêm về cách lựa chọn các thực phẩm phù hợp cho người bị Đái tháo đường vào dịp cuối năm.

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu những loại thực phẩm nên và không nên dùng cho bệnh nhân Đái tháo đường thông qua video ngắn sau đây:

Người bệnh đái tháo đường nên và không nên ăn gì?

Còn gì hạnh phúc hơn khi có thể chung vui với những khoảnh khắc bên gia đình nhưng vẫn đảm bảo được sức khỏe của mình, bạn nhỉ?

Nguồn tham khảo:

1. The British Diabetic Association, “10 tips for healthy eating with diabetes”

2. Jennifer D’Angelo Friedman, “Diabetes & Diet: 7 Foods That Control Blood Sugar”

3. Healthline Media, “The 16 Best Foods to Control Diabetes”

4. Diabetes.co.uk, “Simple vs Complex Carbs”

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm
CHUYÊN GIA CHIA SẺ THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI – 14/11 Ngày Đái tháo đường Thế giới – World Diabetes Day (WDD) được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và tổ chức Y tế Thế giới là chiến dịch lớn nhất thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh Đái tháo đường. Chiếnorange
Xem thêm