Vì sao cần sử dụng thuốc khi đường huyết đã được kiểm soát tốt?

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng đường huyết. Nguyên nhân do sự  khiếm khuyết về khả năng tiết insulin của tuyến tụy hoặc đề kháng tác động của insulin. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị dứt điểm căn nguyên của bệnh lý này. Cách duy nhất là điểm soát tốt đường huyết thông qua giều trị đa yếu tố. Trong đó, việc dùng thuốc hợp lý và tuân thủ điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về cách dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường với bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần sử dụng thuốc khi đường huyết đã được kiểm soát tốt?
Vì sao cần sử dụng thuốc khi đường huyết đã được kiểm soát

I. Đái tháo đường cần sử dụng thuốc lâu dài

Đái tháo đường là bệnh lý không thể điều trị hoàn toàn. Vì vậy người mắc bệnh đái tháo đường cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc lâu dài kèm thay đổi lối sống để kiểm soát tốt bệnh, kéo dài thời gian kiến triển nặng và phòng ngừa các biến chứng.

Có nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường với các cơ chế khác nhau nhưng đều có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết đúng theo nhu cầu sinh lý của cơ thể. Do đó, một khi bác sĩ chỉ định sử dụng, bạn không thể tự ý ngưng thuốc.

II. Vì sao cần uống thuốc dù đường huyết ổn định?

Đái tháo đường xuất hiện khi có khiếm khuyết về số lượng hoặc khả năng sử dụng insulin của cơ thể. Các thuốc tiểu đường có tác dụng bổ sung vào các khiếm khuyết trên. Do đó, mức đường huyết được duy trì ổn định là nhờ vào tác dụng của các thuốc điều trị. Nếu bỏ thuốc, người bệnh sẽ không còn được bổ sung những khiếm khuyết, từ đó khiến mức đường huyết không giữ ổn đinh và hậu quả là làm tăng đường huyết.

Vì vậy, người bệnh Đái tháo đường muốn đường huyết ổn định cần tuân thủ điều trị thuốc. Bên cạnh đó, phải có lối sống và chế độ ăn thích hợp.

Vì sao cần sử dụng thuốc khi đường huyết đã được kiểm soát tốt? 1
Việc sử dụng thuốc giúp kiểm soát đường huyết ổn định về lâu dài

III. Sai lầm thường gặp khi dùng thuốc điều trị Đái tháo đường

Có một số sai lầm mà người bệnh đái tháo đường thường gặp trong quá trình dùng thuốc, bao gồm:

1. Kiêng tuyệt đối thực phẩm chứa tinh bột

Do lo sợ bệnh, một số bệnh nhân đã loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa tinh bột trong khẩu phần ăn. Quan điểm trên hoàn toàn sai lầm, điều này có thể làm cho cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Bên cạnh các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống và gạo, thực phẩm giàu tinh bột còn bao gồm cả các loại rau củ như khoai tây, ngô, đậu và đậu lăng. Mặc dù các loại rau củ này có chứa tinh bột, nhưng chúng cũng giàu các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chế biến cũng nên được lựa chọn để bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Thực đơn nên tăng cường các loại hạt (đậu đỗ, lạc…), nhiều rau, sữa tách bơ, dầu thực vật và cá, hạn chế mỡ động vật và đồ ngọt…

Người bệnh Đái tháo đường cần xây dựng chế độ ăn hợp lý với sự tư vấn của bác sĩ. Chế độ ăn đúng đắn là một trong những yếu tố giúp đường huyết ổn định hơn.

Vì sao cần sử dụng thuốc khi đường huyết đã được kiểm soát tốt? 3
Kiêng hoàn toàn tinh bột không tốt cho bênh nhân Tiểu đường

2. Sử dụng lâu dài một đơn thuốc mà không tái khám

Người bệnh sau khi sử dụng thuốc có đường huyết ổn định thường tin rằng đơn thuốc này phù hợp với mình và sử dụng lâu dài không cần tái khám. Tuy nhiên bệnh Đái tháo đường diễn tiến ngày càng nặng với sự gia tăng đề kháng insulin. Thuốc sử dụng lâu dài cũng sẽ không còn đáp ứng tốt do những thay đổi của cơ thể.

Chế độ ăn và chế độ tập luyện của bệnh nhân cũng sẽ ảnh hưởng tới đường huyết. Do đó bệnh nhân cần kiểm tra đường thường xuyên và tái khám để bác sĩ điều chỉnh thuốc.

3. Ngại sử dụng thuốc tây y

Nhiều bệnh nhân hiện nay còn có tâm lý e ngại uống thuốc tây y. Tuy nhiên thuốc tây điều trị Đái tháo đường hiện tại đã và đang tối ưu với nhiều cơ chế và liều lượng khác nhau có thể điều chỉnh tùy theo từng bệnh nhân. Việc ngưng dùng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát đường huyết và gây ra nhiều biến chứng.

4. Tiêm insulin có nghĩa là bệnh nặng lên

Chỉ định sử dụng insulin trong đái tháo đường rất đa dạng. Có thể tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân và các bệnh lý kèm theo. Có thể có giai đoạn cần insulin sau đó trở về dùng thuốc viên. Do đó tiêm insulin không đồng nghĩa rằng bệnh đã trở nặng.

Vì sao cần sử dụng thuốc khi đường huyết đã được kiểm soát tốt? 4
Tiêm Insulin không đồng nghĩa rằng bệnh đã trở nặng

5. Chỉ sử dụng thuốc Đái tháo đường mà không dùng thuốc khác

Đái tháo đường là bệnh tác động lên hệ thống nhiều cơ quan và người bệnh đái tháo đường có thể mắc kèm các bệnh khác như tăng huyết áp, mỡ máu… Vì vậy, bên cạnh thuốc điều trị đái tháo đường, người bệnh cần dùng thêm các loại thuốc khác để có tác động toàn diện. Tuy nhiên, người bệnh thường ngại dùng các thuốc này và tuân thủ điều trị kém do lượng thuốc khá nhiều. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc phối hợp giúp giảm số lượng viên thuốc sử dụng hàng ngày.

Việc dùng thuốc điều trị Đái tháo đường đúng nguyên tắc sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng. Mời bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên theo dõi 7 nguyên tắc khi sử dụng thuốc ở người bệnh Đái Tháo Đường:

7 nguyên tắc khi sử dung thuốc ở người bệnh Đái Tháo Đường

Đái tháo đường là bệnh mãn tính cần tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Vì vậy, việc dùng thuốc đúng cách rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có thái độ đúng đắn hơn trong sử dụng thuốc điều trị Đái tháo đường.

Nguồn tham khảo:

1. Mayoclinic, “Type 2 diabetes” 

2. WebMD, “9 Diabetes Mistakes and How to Avoid Them”

SERV-DIAB-20-04-2023

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm