Hướng Dẫn Dùng Nitroglycerin Dạng Xịt Cho Người Đau Thắt Ngực

Bệnh mạch vành mạn là thuật ngữ chỉ tình trạng cơ tim không được cung cấp đủ máu mạn tính, do hẹp hay tắc nghẽn mạch máu nuôi tim (mạch vành). Nguyên nhân chủ yếu đến từ xơ vữa động mạch vành.

Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành chính là đau thắt ngực. Vậy triệu chứng này ra sao và nitroglycerin đóng vai trò gì? Bạn hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Vai trò nitroglycerin trong đau thắt ngực

Đau thắt ngực là biểu hiện thường gặp nhất, xuất hiện khi bạn gắng sức, xúc động, lạnh, hay sau bữa ăn no. Triệu chứng thường được mô tả với cảm giác nặng, đè ép, hay đau ngay sau xương ức, đôi khi kèm tê tay, hồi hộp, khó thở.

Tình trạng này thường kéo dài từ 2 phút đến 5 phút, có xu hướng giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng các thuốc như nitroglycerin, isosorbide mono-/di-nitrate…

Có hai loại Nitroglycerin thường dùng là dạng ngậm dưới lưỡi và dạng xịt, với mức độ hiệu quả tương đương nhau. Tuy nhiên, Nitroglycerin ngậm dưới lưỡi dễ bị hỏng bởi nhiệt độ và ánh sáng, đồng thời, khi đã mở nắp hộp thuốc, bạn chỉ được sử dụng trong vòng 12 tháng. Đối với Nitroglycerin dạng xịt, những vấn đề này sẽ không còn là mối bận tâm khi bạn sử dụng.

Ưu điểm của Nitroglycerin dạng xịt

Nitroglycerin dạng xịt có các ưu điểm bao gồm:

  • Ít chịu tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng
  • Thời hạn sử dụng có thể lên đến 2 năm
  • Bảo quản và mang theo bên mình dễ dàng
  • Có thể được sử dụng trước khi vận động mạnh để dự phòng cơn đau thắt ngực, hoặc ngay khi có triệu chứng đầu tiên

Khi được chẩn đoán bệnh mạch vành mạn, việc luôn mang bên mình một bình xịt Nitroglycerin là điều cần thiết trên hành trình kiểm soát đau thắt ngực.

Cách sử dụng Nitroglycerin dạng xịt

Cách sử dụng Nitroglycerin xịt khá đơn giản. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lưu ý các bước sau:

  1. Mở nắp bình xịt, há miệng ra, xịt vào miệng 1 – 2 nhát vào phía trên hoặc dưới lưỡi. (Lưu ý không lắc bình xịt và không hít thuốc vào)
  2. Ngậm miệng lại trong vòng 5 – 10 phút tiếp theo, không nhổ nước bọt.
  3. Nếu cần, bạn có thể xịt lại sau 3  -5 phút, nhưng không quá 3 lần trong 15 phút.

Nếu sau khi sử dụng các bước như trên mà triệu chứng đau thắt ngực vẫn không thuyên giảm, bạn hãy liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Việc mang theo, bảo quản và sử dụng Nitroglycerin dạng xịt khá tiện lợi và đơn giản, mà vẫn mang lại hiệu quả tương đương với nitroglycerin ngậm dưới lưỡi. Đây là một lựa chọn đáng để cân nhắc ở người bệnh mạch vành mạn. Bạn hãy tránh tự ý mua sử dụng mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng để đạt hiệu quả điều trị tối ưu nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Nitrates in the management of stable angina pectoris (Nitrate trong điều trị bệnh nhân đau thắt ngực ổn định) – Uptodate 2020.

2. Angina pectoris: Chest pain caused by fixed epicardial coronary artery obstruction (Đau thắt ngực: đau ngực do tắc nghẽn cố định động mạch vành) – Uptodate 2020.

3. Nitroglycerin Spray – Medline Plus.

4. NitroMist nitroglycerin spray for angina. Med Lett Drugs Ther. 2011;53(1360):23-24.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm
Đau thắt ngực là gì? Nên làm gì khi lên cơn đau thắt ngực?
Đau thắt ngực là gì? Có những nguyên nhân và biểu hiện ra sao? Cần làm gì để kiểm soát cơn đau thắt ngực? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.red
Xem thêm