Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực.
Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì?
2. Nguyên nhân đau ngực phổ biến là gì?
Đau thắt ngực là cơn đau ngực hoặc cảm giác khó chịu ở vùng ngực, xảy ra do bị giảm lượng máu đến cơ tim, khiến tim thiếu oxy và gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Đau thắt ngực thường xảy ra một cách đột ngột, kéo dài âm ỉ hoặc có thể trở nên dữ dội hơn khi bạn gắng sức.
Có rất nhiều nguyên nhân đau ngực nhưng nguyên nhân phổ biến nhất là sự giảm lưu lượng máu đến cơ tim là bệnh động mạch vành (CAD). Các động mạch tim (vành) có thể bị thu hẹp bởi chất béo lắng đọng được gọi là mảng bám (được gọi là xơ vữa động mạch). Các mảng bám này khi bị vỡ hoặc hình thành cục máu đông sẽ làm tắc nghẽn, làm hạn chế dòng máu lưu thông và khiến lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm. Khi nhu cầu về oxy tăng mà cơ tim bị thiếu máu sẽ dẫn đau ngực.
3. Các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực
Bởi vì ngực trái là nơi chứa nhiều bộ phận quan trọng trên cơ thể, đặc biệt là tim nên khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau ở ngực bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà cần phải tìm đến sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa. Để từ đó, kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường nếu có và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Dưới đây là các xét nghiệm quan trọng bạn cần làm khi xuất hiện hiện tượng đau ở ngực, cụ thể:
- Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Xét nghiệm này ghi nhận hoạt động điện của tim, cho biết tim có đang đập quá nhanh hay chậm không. Những biến đổi của điện tâm đồ giúp bác sĩ chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh lý tim mạch.
- Chụp X-quang lồng ngực. Chụp X-quang phổi cho thấy tình trạng của tim và phổi. Có thể xác định xem có bệnh lý nào gây ra các triệu chứng đau ngực hay không và để xem tim có các dấu hiệu gợi ý cho bệnh lý tim mạch không.
- Xét nghiệm máu: một số enzym tim đi vào máu khi cơ tim bị tổn thương, chẳng hạn như do đau tim. Nếu nồng độ men tim trong máu cao bất thường có thể xác định rằng tim bị tổn thương.
- Siêu âm tim: siêu âm tim sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim đang chuyển động. Những hình ảnh này có thể cho thấy máu chảy qua tim như thế nào, giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trong quá trình hoạt động của tim.
- Chụp cắt lớp vi tính tim (CT): chụp CT tim có thể cho biết các van tim có bị hở hay không hoặc có bất kỳ động mạch tim nào bị thu hẹp hay không.
- Chụp cộng hưởng từ tim (MRI): xét nghiệm sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của tim. Hình ảnh chi tiết về cấu trúc của tim và mạch máu từ chụp MRI sẽ giúp bác sĩ xác định rõ hơn về tình trạng tim của bạn.
- Chụp động mạch vành: Chụp mạch vành sử dụng hình ảnh tia X để kiểm tra bên trong các mạch máu của tim.
Đau ở ngực được xem là một tín hiệu cảnh báo có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý không tốt. Vậy nên, khi xảy ra hiện tượng này bạn cần thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
SERV-ANGI-01-09-2022
Nguồn tham khảo: