4 điều bệnh nhân Đái tháo đường cần tránh
Đái tháo đường là một căn bệnh mạn tính, yêu cầu người bệnh phải lên kế hoạch kiểm soát chặt chẽ lượng đường huyết và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh những việc nên làm như dùng thuốc đúng chỉ định, tái khám đúng hẹn, những lưu ý không nên làm sau khi được chẩn đoán Đái tháo đường cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Ngày Đầu Tiên sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn: Nên tránh làm gì để đường huyết không tăng cao? thông qua bài viết dưới đây.
>> Nguy cơ Đột quỵ ở bệnh nhân Đái tháo đường
>> Bệnh nhân Đái tháo đường khi đi máy bay cần lưu ý những gì?

1. Chế độ ăn không lành mạnh
Khuyến cáo của ADA – 2020 về mục tiêu đường huyết cần đạt đối với đa số bệnh nhân đái tháo đường trưởng thành không có thai.
HbA1C | < 7,0% (53 mmol/mol) |
Đường huyết mao mạch lúc đói | 80-130 mg/dl (4,4-7,2 mmol/l) |
Đường huyết mao mạch đỉnh sau ăn (đo 1-2 giờ sau bữa ăn) | < 180 mg/dl (10,0 mmol/l) |
Người mắc bệnh đái tháo đường có chế độ ăn uống đặc biệt, cần chú ý tất cả những chất làm tăng lượng đường trong cơ thể. Đồng thời, các bữa ăn cũng phải vừa đủ chất, vừa đủ lượng để tránh hạ đường huyết.
- Bạn cần hạn chế và thay thế đường hấp thu nhanh bằng carbohydrate từ ngũ cốc, rau quả.
- Giảm lượng calorie trong khẩu phần ăn.
- Giảm muối ăn (< 2300 mg Na/ngày) nhất là nếu bạn có tăng huyết áp.
- Không lạm dụng rượu bia
- Bỏ thuốc lá

Bốn nguyên tắc bạn cần tuân thủ để kiểm soát lượng đường trong cơ thể:
- Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Không bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.
- Ăn chậm, nhai kĩ. Dù ngon miệng cũng không nên ăn quá nhiều.
- Bữa ăn có đủ các chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ (ổn định lượng bột đường ở mỗi bữa ăn tránh bị hạ hoặc tăng đường).
- Chế biến thức ăn dưới dạng luộc tránh chiên, xào. Hạn chế ăn thức ăn đóng hộp.
Ngoài ra, một gợi ý nhỏ là bạn có thể áp dụng nguyên tắc bàn tay Zimbabwe để tự định lượng phần ăn cho mình. Theo đó:
- Lượng đường bột sẽ bằng với kích thước của 1 nắm tay. Riêng trái cây sẽ nhỏ hơn 1 nắm tay
- Lượng đạm sẽ bằng với kích cỡ của lòng bàn tay và độ dày bằng ngón tay út của bạn
- Lượng rau nên chọn nhiều hết mức có thể và nắm giữ bằng cả 2 tay
- Chất béo sẽ chỉ ở mức bằng đầu ngón tay cái
2. Căng thẳng tinh thần
Nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn cười nhiều hơn thay vì buồn rầu, lo lắng, đường huyết sẽ được kiểm soát tốt hơn.
Khi stress xảy ra, hai hormon cơ bản tham gia vào quá trình chống lại stress là Adrenaline và Cortisol được tiết ra sẽ làm gia tăng đường máu. Stress cũng ảnh hưởng đến hành vi khiến bạn khó kiểm soát thói quen ăn uống, dẫn đến tăng cân , béo phì…

3. Thói quen ít vận động
Một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình điều trị Đái tháo đường là người bệnh cần thay đổi thói quen lười vận động.
- Viêc tập thể dục thường xuyên đem lại nhiều lợi ích bất ngờ:
- Giảm lượng đường trong máu, cải thiện khả năng sử dụng glucose của cơ thể
- Tăng tác dụng của insulin
- Kiểm soát trọng lượng cơ thể
- Giúp chế ngự stress trong sinh hoạt hằng ngày

4. Dùng thuốc sai chỉ định
Quá trình điều trị Đái tháo đường yêu cầu người bệnh phải tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ điều trị, uống thuốc đúng giờ và đúng liều. Điều này giúp đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm và bệnh tiến triển nặng hơn.

Việc duy trì những thói quen trên sẽ khiến mức đường huyết của bạn không kiểm soát được. Và về lâu dài sẽ dẫn đến các vấn đề tim mạch. Tuy nhiên, căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh.
Hi vọng bài viết này đã cung cấp một số thông tin bổ ích về những thói quen cần tránh ở người bệnh Đái tháo đường cho bạn và người thân.