7 nhóm đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp là căn bệnh không biểu hiện triệu chứng và đang ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới. Về lý thuyết, căn bệnh này có khả năng tác động đến mọi cá thể, bất kể độ tuổi, quốc tịch, giới tính v.v….
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có bảy nhóm đối tượng bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc tăng huyết áp. Điểm chung ở bảy nhóm đối tượng này là họ luôn mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ.
Các nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao
Trong trường hợp bạn thuộc một trong bảy nhóm đối tượng sau, hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp để phòng ngừa hoặc sớm phát hiện bệnh.
Tuổi già
>> Nhận thức sai lầm về bệnh tăng huyết áp
>> Cách dùng thuốc tăng huyết áp hiệu quả
Tăng huyết áp là căn bệnh không biểu hiện triệu chứng và đang ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ người trên khắp thế giới. Về lý thuyết, căn bệnh này có khả năng tác động đến mọi cá thể, bất kể độ tuổi, quốc tịch, giới tính v.v….
Tuy nhiên trên thực tế vẫn có bảy nhóm đối tượng bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc tăng huyết áp. Điểm chung ở bảy nhóm đối tượng này là họ luôn mang một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ.
Trong trường hợp bạn thuộc một trong bảy nhóm đối tượng sau, hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp để phòng ngừa hoặc sớm phát hiện bệnh.
Tiền sử gia đình
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tăng huyết áp có khả năng di truyền trong gia đình. Nếu ba mẹ hay người thân trong gia đình bạn bị tăng huyết áp, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao.
Di truyền là yếu tố nằm ngoài khả năng của chúng ta nhưng một lối sống lành mạnh và thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn giảm hoặc kiểm soát nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cho bản thân và gia đình.
Ít vận động thân thể
Mối lối sống, ít vận động thể lực sẽ khiến bạn có nhịp tim cao hơn, áp lực đè lên thành động mạch nhiều hơn và nguy cơ béo phì rõ rệt hơn. Cả ba tình trạng đó đều góp phần không nhỏ khiến bạn dễ bị tăng huyết áp.
Vậy nên bác sĩ luôn khuyến cáo nhóm đối tượng này cần vận động thể dục thể thao ít nhất 1 tiếng mỗi ngày để kiểm soát huyết áp và tránh các biến chứng về sau.
Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, quá nhiều muối
Nguồn dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau là yếu tố tiên quyết giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn chỉ chăm chăm sử dụng thực phẩm chứa nhiều calo, chất béo, đường và đặc biệt là muối trong khi hoàn toàn phớt lờ rau củ quả thì cơ thể bạn sẽ dễ rối loạn chuyển hóa.
Về lâu dài, sẽ dễ đưa đến bệnh tăng huyết áp, tăng cân và nhiều bệnh lý khác. Để ngăn ngừa và kiểm soát nguy cơ đó bạn nên thực hành chế độ dinh dưỡng cân bằng, trong đó DASH là một ví dụ điển hình.
Thường xuyên uống rượu bia
Những người thường xuyên uống rượu bia say trên 2ly /ngày sẽ rất dễ bị tăng huyết áp. Nhưng điều đó không có nghĩa là rượu bia hoàn toàn có hại.
Tiêu thụ rượu, bia một cách điều độ, lành mạnh (theo ngày hoặc tuần) sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe, đồng thời vẫn giữ huyết áp trong mức cho phép.
Người bị béo phì
Khi cân nặng càng cao thì cơ thể càng cần máu lưu thông nhiều hơn để cung cấp đủ oxy và năng lượng. Sự gia tăng dịch cơ thể khiến bạn có nguy cơ bị tăng huyết áp cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe.
Để đánh giá tình trạng béo phì, người ta dùng chỉ số khối cơ thể (BMI) và giảm con số này về mức trung bình là yếu tố tiên quyết trong phòng ngừa cũng như điều trị tăng huyết áp.
Nhóm người gốc Châu Phi
Những yếu tố di truyền cũng như tình trạng tiểu đường, béo phì phổ biến khiến cho người gốc Phi rất dễ mắc bệnh tăng huyết áp. Một chuỗi gen đặc thù khiến họ tăng hấp thụ muối nhiều nguy cơ hàng đầu gây tăng huyết áp.
Thực tế nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng gốc Châu Phi cũng mắc bệnh này sớm hơn nhiều so với phần đông dân số.