4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơ tim cấp. Tỷ lệ người mắc THA ngày càng tăng và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ hóa.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2020, toàn thế giới có  1.31% người trưởng thành tứ là khoảng 1.31 tỷ người bị THA và con số này được ước tính là vào khoảng 1,56 tỷ người vào năm 2025. Theo WHO, mỗi năm có 17,5 triệu người chết về các bệnh tim mạch trên Thế giới, nhiều hơn gấp 4 lần tổng số người tử vong của 3 bệnh lý HIV/AIDS, sốt rét và lao phổi. Trong đó, bệnh nhân tử vong vì tăng huyết áp và biến chứng của tăng huyết áp hơn 7 triệu người. 1

Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị THA – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh, thành phố trên toàn quốc mắc THA. Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu người) bị tăng huyết áp. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp, có 39,1% (8,1 triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp; có 7,2% (0,9 triệu người) bị tăng huyết áp không được điều trị; có 69,0% (8,1 triệu người) bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được 2

1. 140/90 mmHg: Cột mốc quan trọng

Tăng huyết áp là bệnh rất dễ phát hiện nhưng có tới 50% người bệnh không biết mình bị mắc tăng huyết áp, không được điều trị. Nhiều người mắc bệnh này cũng không hề có biểu hiện, triệu chứng nhưng tăng huyết áp lại là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế nó được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”. Không có bệnh nào chẩn đoán dễ bằng tăng huyết áp bởi chỉ cần sắm một máy đo chuẩn, biết cách đo là người dân có thể tự biết được tình trạng của mình.

Huyết áp (mà chúng ta đo được) được thể hiện bằng hai con số đầu tiên, được gọi là huyết áp tâm thu (HATT) – ứng với áp lực trong động mạch khi tim co lại, con số thứ hai được gọi là huyết áp tâm trương (HATTr) – ứng với áp lực trong động mạch khi tim nghĩ. Nếu kết quả đo HA là: HATT 120 mmHg và HATTr 80 mmHg thì kết quả như hình:

Tăng  huyết áp (THA) được chẩn đoán khi huyết áp đo nhiều lần, lúc nghỉ ngơi đều thường xuyên ở mức cao. Tiêu chuẩn chẩn đoán THA hiện nay với huyết áp đo tại phòng khám là khi HATT≥140 và hoặc HATTr≥ 90 mmHg. Chú ý là chỉ cần 1 trong 2 trị số huyết áp đạt ngưỡng chẩn đoán là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán (ví  dụ người có HA là 145/83 mmHg và người có HA 133/95 đều là người bị tăng huyết áp). Tăng huyết áp (tức là HA của bệnh nhân cao hơn 140/90 mmHg) sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nhiều biến chứng khác nhau; làm tổn thương nhiều cơ quan như: não, tim, thận, mắt.

2. Điều trị tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp hoàn toàn có thể điều trị được. Để phòng bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn mặn; hạn chế rượu bia, thuốc lá; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả; có chế độ vận động, tập luyện thể dục thể thao, thư giãn hợp lý, tránh strees; duy trì cân nặng vừa phải, không để béo phì…

Khi đã bị tăng HA cần cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ bằng cách thay đổi lối sống. Việc thay đổi lối sống sẽ giúp hạ HA, giảm nguy cơ bị các biến chứng tim mạch (đột quỵ não, nhồi máu, cơ tim, suy thận…)

Bên cạnh thay đổi lối sống, bệnh nhân tăng HA sẽ phải dùng thuốc để nhanh chóng đưa HA về “ĐÍCH”. Kiểm soát được con số HA về “ĐÍCH” sẽ giúp ngăn ngừa tối đa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, đòi hỏi việc điều trị lâu dài và tuân thủ điều trị để có thể ngăn chặn và làm chậm việc hình thành các biến chứng của tăng huyết áp. Tuân thủ điều trị là chìa khóa quan trọng để đưa huyết áp về “ĐÍCH” và duy trì huyết áp “ĐÍCH”. Tuân thủ bao gồm cả việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện  và uống thuốc ĐÚNG – ĐỀU – ĐỦ theo toa của  bác sĩ.

3. Hướng dẫn cách đo huyết áp

– Chuẩn bị trước khi đo: Bệnh nhân không hút thuốc, không ăn, sử dụng đồ uống có chứa cafein hoặc không tập thể dục 30 phút trước khi đo. Việc đo HA nên được thực hiện trong phòng yên tĩnh và bệnh nhân phải ở tình trạng thoải mái.

– Đo huyết áp: Khuyến cáo bệnh nhân không nói chuyện trong quá trình đo để không ảnh hưởng đến kết quả. Hai bàn chân của bệnh nhân phải áp thẳng trên sàn nhà, ngồi tựa lưng vào ghế và thả lỏng tay đo trên mặt bàn ngang tim. Việc đo HA nên được thực hiện hai lần vào cả buổi sáng và buổi tối. Khoảng thời gian giữa hai lần đo là 1 phút. Nên đo HA buổi sáng trong vòng 1 giờ sau khi thức dậy, sau khi vệ sinh cá nhân, trước khi dùng thuốc hạ huyết áp, ăn sáng và tập thể dục. Đo HA buổi tối nên được thực hiện trước khi ngủ ở cùng một tư thế ngồi, sau khi ăn tối và trước khi đi ngủ.

– Sau khi đo: Kết quả HA nên được ghi lại vào sổ ngay sau khi đo; kết quả huyết áp có thể được lưu lại dưới dạng kỹ thuật số; một số thiết bị đo huyết áp kỹ thuật số có thể ghi lại các thông số tự động. Việc đo HATN nên được ghi chú theo dõi để không nhầm lẫn kết quả với các thành viên trong gia đình nếu sử dụng chung một thiết bị đo HA. Nên tiến hành đo trên cánh tay không thuận3

4. Vì sao cần hỏi BS khi đo huyết áp lớn hơn 140/90mmHg (thay vì bỏ qua, tự tra GG, tự mua ..)?

Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Các biến chứng thường gặp bao gồm:

  • Biến chứng ở tim: nhồi máu cơ tim, suy tim, suy tim mất bù, rung nhĩ,…
  • Biến chứng ở não: nhồi máu não, xuất huyết não, suy giảm trí nhớ,..
  • Biến chứng ở thận: suy thận ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là diễn tiến đến suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận (ghép thận hoặc chạy thận định kỳ)
  • Biến đổi mạch máu ở đáy mắt do huyết áp cao, có thể gây xuất huyết, phù nề mạch máu võng mạc, nghiêm trọng hơn là gây mù
  • Bệnh động mạch ngoại biên hai chân: do xơ vữa mạch máu gây hẹp hoặc tắc mạch máu nhỏ ở hai chân, gây đau chân khi đi lại, nặng hơn là loét, hoại tử phải cắt chi gây tàn phế
  • Rối loạn cương dương: thường gặp, đặc biệt nếu có kèm đái tháo đường, hút thuốc lá.

TUy nhiều biến chứng nặng nề, nhưng tăng huyết áp là căn bệnh có thể phòng chống dễ dàng và ngày nay y học đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị tăng huyết áp. Điều trị tăng huyết áp cần bắt đầu ngay khi phát hiện ra huyết áp vượt qua mức bình thường tức là huyết áp ở mức 140/90 mmHg. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, các thuốc uống để giúp đưa huyết áp của bệnh nhân về huyết áp “ĐÍCH” để tránh và giảm các biến chứng cho bệnh nhân

Việc trì hoãn điều trị, tìm kiếm các thông tin không chính thống, dùng các loại thuốc hay sản phẩm không rõ nguồn gốc… sẽ không giúp kiểm soát huyết áp mà chỉ làm lãng phí thời gian cũng như tiền bạc của bệnh nhân, làm mất đi nhiều cơ hội  để giảm biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo:

  1. Katherine T Mills. The global epidemiology of hypertension. Nat Rev Nephrol. 2020 April ; 16(4): 223–237. doi:10.1038/s41581-019-0244-2
  2. Thi Hoang Lan Vu. Comorbidities of diabetes and hypertension in Vietnam: current burden, trends over time, and correlated factors. .BMC Public Health (2023) 23:2419 https://doi.org/10.1186/s12889-023-17383-z
  3. Khuyến cáo điều trị tăng huyết áp của Hội tim mạch học quốc gia Việt nam/Phân hội tăng huyết áp 2022

SERV-NDT-HTN-WEB-17-04-2024

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm