Là người bệnh đau thắt ngực, tôi có nên tập thể dục?

dau-that-nguc

Đau thắt ngực là cảm giác đau tức, đè nặng hoặc bóp nghẹt ở ngực, cánh tay, vai hay lan lên cằm. Tình trạng này xảy ra khi tim không được cung cấp đủ máu giàu oxy. Đây là một biểu hiện bệnh lý của tim, thường khởi phát khi bạn vận động gắng sức đến mức lượng máu giàu oxy được cung cấp cho trái tim không còn đủ cho nhu cầu vận động.

Vì lý do đó nên nhiều người bị đau thắt ngực nghĩ rằng họ không nên tập thể dục để tránh tạo thêm gánh nặng cho tim. Tuy nhiên, thực tế là việc vận động phù hợp có thể cải thiện tình trạng bệnh của bạn.

Lợi ích của tập thể dục đối với đau thắt ngực

Những bài tập đơn giản có thể mang lại lợi ích rất lớn với người bệnh. Một số lợi ích này có thể kể đến như:

  • Tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch
  • Cải thiện hệ tuần hoàn và khả năng tận dụng oxy của cơ thể
  • Kiểm soát huyết áp, đường máu, mỡ máu tốt hơn
  • Làm giảm lo âu và trầm cảm
dau-that-nguc

Quy tắc tập thể dục hiệu quả

Tốt nhất là bạn nên tập luyện dưới sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ. Hãy bắt đầu với các bài tập nhẹ vừa sức. Theo thời gian, khi sức lực được cải thiện, bạn có thể cân nhắc tăng dần cường độ vận động. Ví dụ như bắt đầu với việc đi bộ ở tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái, sau đó tăng thời gian và khoảng cách đi bộ.

Lịch trình thời gian

Dưới đây là một ví dụ về chương trình đi bộ phù hợp sau khi bạn được can thiệp tim mạch, vì đi bộ là bài tập dễ thực hiện nhất. Bạn nên ra ngoài đi bộ 2 đến 3 lần mỗi ngày.

  • Tuần 1: 5 – 10 phút một lần đi.
  • Tuần 2: 10 – 15 phút một lần đi.
  • Tuần 3: 15 – 20 phút một lần đi.
  • Tuần 4: 20 – 30 phút một lần đi.
  • Tuần 5: Đạt mục tiêu 30 – 45 phút một lần cho hầu hết các ngày trong tuần.

Nếu bạn bị hạn chế vận động do bệnh khớp hoặc một bệnh lý gì khác, hãy trao đổi với bác sĩ, y tá hoặc bác sĩ vật lý trị liệu của mình.

dau-that-nguc

Khởi động

Để đảm bảo an toàn cho bản thân, hãy nhớ luôn luôn bắt đầu buổi tập với những bài tập nhẹ. Khi tăng dần cường độ một cách hợp lý, tim có khả năng thích nghi tốt hơn, an toàn hơn so với việc tăng cường độ đột ngột. Điều đó giúp đảm bảo hệ động mạch vành được giãn ra đúng mức và cung cấp đủ oxy cho nhu cầu của cơ tim, giảm nguy cơ đau thắt ngực hoặc rối loạn nhịp tim.

dau-that-nguc

Dù lựa chọn bài tập khởi động nào thì bạn cũng nên thực hiện nhẹ nhàng, từ tốn. Bài khởi động lý tưởng nên kéo dài khoảng 15 phút, sau đó chuyển sang các bài tập chính.

Giảm cường độ và kết thúc bài tập

Bạn cần dành đủ thời gian cho việc giảm dần cường độ – kết thúc bài tập. Mục đích của việc này là đưa cơ thể bạn dần trở lại trạng thái nghỉ ngơi.

Quá trình giảm dần cường độ tập trong vòng 10 phút sẽ giảm nguy cơ chóng mặt hoặc ngất xỉu do tụt huyết áp khi bạn đột ngột ngừng tập. Điều này đồng thời cũng làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Các bài tập giãn cơ trong giai đoạn giảm dần cường độ tập giúp giảm đau cơ do tập luyện. Bạn nên thực hiện giảm cường độ từ từ để giúp đưa cơ thể dần trở lại trạng thái nghỉ.

Nhận biết cường độ tập luyện phù hợp

Cường độ của bài tập luyện là một yếu tố quan trọng mà bệnh nhân đau thắt ngực cần quan tâm. Cường độ bài tập quá thấp sẽ khiến bạn lãng phí thời gian. Trong khi đó, cường độ quá cao sẽ mang lại nguy cơ biến cố về tim mạch.

Việc ra mồ hôi, mỏi cơ bắp trong khi tập luyện là bình thường. Tuy nhiên, nếu xuất hiện hiện tượng đau ngực, tức ngực, khó thở, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, mệt quá mức hoặc cảm giác rằng bạn sắp ngã quỵ… đều là những dấu hiệu bất thường. Nếu bạn gặp bất cứ hiện tượng nào nêu trên, hãy lập tức dừng tập luyện và liên hệ với bác sĩ.

dau-that-nguc

Tóm lại, các bài tập như đi bộ, yoga, bơi… sẽ kích thích, nâng cao khả năng hoạt động của tim và phổi; tăng khả năng cung cấp oxy cho tim khi hoạt động mạnh và cả khi nghỉ. Bị đau thắt ngực không có nghĩa là ngừng vận động, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp.

Tài liệu giáo dục cho bệnh nhân đau thắt ngực của ESC Working Group

SERV-NDT-18-01-2023

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán khi có dấu hiệu đau ngực?
Khoang ngực chứa các cơ quan quan trọng của cơ thể. Do đó, khi có những dấu hiệu đau ngực bạn không nên chủ quan và cần tiến hành kiểm tra để tìm hiểu nguồn gốc đau ngực. Vậy các xét nghiệm cần làm khi bị đau ở ngực là gì? 2.  Nguyên nhân đaured
Xem thêm
Cách phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định và cơn đau không ổn định
Đau thắt ngực là tình trạng cơ tim của bạn không nhận đủ máu giàu oxy, thường xảy ra khi gặp căng thẳng hoặc một số lý do khác khiến tim phải hoạt động liên tục. Cần phân biệt được sự khác biệt giữa cơn đau thắt ngực ổn định và không ổn định đểred
Xem thêm
Đau thắt ngực là gì? Nên làm gì khi lên cơn đau thắt ngực?
Đau thắt ngực là gì? Có những nguyên nhân và biểu hiện ra sao? Cần làm gì để kiểm soát cơn đau thắt ngực? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.red
Xem thêm