Làm Thế Nào Để Từ Bỏ Khi Bạn Đã Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Nhiều Năm?

Làm Thế Nào Để Từ Bỏ Khi Bạn Đã Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Nhiều Năm?

>> Tác hại của việc hút thuốc lá và uống rượu bia đối với bệnh nhân Đái Tháo Đường (bệnh Tiểu Đường)

>> Làm gì để giúp bệnh nhân Đái Tháo Đường từ bỏ thói quen xấu?

TÁC HẠI CỦA VIỆC UỐNG RƯỢU BIA

Cơ Quan Quốc Tế Nghiên Cứu Về Ung Thư (IARC) xếp rượu vào nhóm 1 – nhóm các chất gây ung thư ở người. Rượu làm chuyển hóa ethanol để tạo ra acetaldehyde – chất gây ung thư.

Làm Thế Nào Để Từ Bỏ Khi Bạn Đã Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Nhiều Năm? 1
  • Rượu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh ung thư ở cấp độ di truyền bằng cách ảnh hưởng đến các gen gây ung thư trong giai đoạn đầu.
  • Rượu cũng làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy sự xâm lấn của các tế bào ung thư.
  • Rượu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh: Ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, Ung thư gan, Ung thư đại trực tràng và các bệnh lý tim mạch

TÁC HẠI CỦA VIỆC HÚT THUỐC

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc gây hại cho cơ thể người hút và những người xung quanh. Tức là, kể cả trong trường hợp bạn không hút thuốc, bạn vẫn bị ảnh hưởng bởi khói thuốc. 

Làm Thế Nào Để Từ Bỏ Khi Bạn Đã Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Nhiều Năm? 3

Trong số hơn 7.000 hóa chất trong khói thuốc lá, ít nhất 250 được biết đến là có hại; bao gồm hydro xyanua, carbon monoxide, amoniac,… Hít phải khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về hệ miễn dịch, phổi, hơi thở, máu; bệnh tim mạch và đặc biệt là bệnh ung thư phổi.

Ngoài ra, những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên gấp 2-3 lần. Đôi khi nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần.

Để luôn sống khỏe mạnh, cần tránh xa thuốc lá, và hạn chế rượu bia.

LÀM THẾ NÀO KHI BẠN ĐÃ HÚT THUỐC LÁ, UỐNG RƯỢU BIA NHIỀU NĂM ?

Nguy cơ ung thư càng gia tăng theo thời gian và số lượng thuốc lá, rượu bia bạn đã sử dụng. Những người đã uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều năm là những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư và các bệnh lý tim mạch cao nhất.

Theo các chuyên gia y tế, đây là nhóm đối tượng cần quan tâm đặc biệt tới việc tầm soát bệnh ung thư và tim mạch. Để phát hiện bệnh sớm hoặc các bất thường nhằm xử trí kịp thời.

Làm Thế Nào Để Từ Bỏ Khi Bạn Đã Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Nhiều Năm? 4

Bạn muốn từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia? Chúng ta hãy cùng lập kế hoạch cho việc đó nhé.

Cần cam kết từ bỏ

Ghi chép lại ảnh hưởng tiêu cực của rượu bia và thuốc lá sẽ đóng vai trò như lời nhắc nhở bạn về lý do vì sao bạn muốn từ bỏ. Cất giữ danh sách này tại nơi mà bạn có thể dễ dàng thấy.

Suy nghĩ về mọi sụt giảm sức khỏe thể chất hoặc tinh thần do thuốc lá và rượu bia gây nên. Bạn tăng cân hay sụt giảm sức lực khi sử dụng chúng? Bạn có trở nên tức giận khi không có rượu bia, hoặc lo lắng khi không có thuốc lá hay không?

Nhiều người quyết định ngừng những thói quen này bởi vì họ cảm thấy phát bệnh hoặc mệt mỏi. Việc đắm chìm trong sự nghiện ngập sẽ khiến bạn kiệt sức nhiều hơn là cảm nhận được tác động tích cực của chất gây nghiện.

Xem xét về sự ảnh hưởng của thuốc lá và rượu bia đến mối quan hệ và cuộc sống xã hội của bạn. Suy nghĩ về khoản chi phí mà bạn phải chi trả cho thuốc lá và rượu bia.

Tìm ra tác nhân kích hoạt

Ghi lại mọi thời điểm mà bạn hút thuốc lá hoặc uống rượu bia trong ngày vào nhật ký. Ghi nhận cảm xúc của bản thân hoặc tình huống diễn ra trước khi bạn sử dụng thuốc lá hoặc rượu bia.

Bạn nên cố gắng tránh xa các tình huống kích hoạt những hành động này trong tương lai. Yếu tố kích hoạt có thể là tranh cãi với gia đình hoặc điều không suôn sẻ diễn ra tại công ty.

Bởi vì rượu bia và nicotin là những chất có tương quan với nhau, chất này kích hoạt chất kia. Ví dụ, nếu bạn bắt đầu uống rượu bia, bạn có thể sẽ muốn hút thuốc lá.

Thiết lập mục tiêu

Quyết định rõ liệu bạn muốn ngừng sử dụng hoàn toàn rượu bia và thuốc lá cùng một lúc; hay bạn muốn giảm dần mức độ sử dụng chúng. Nhiều người muốn bỏ thuốc lá vì xã hội hoặc sức khỏe, và số khác là vì do y tế hoặc vì họ nghiện hút thuốc. Nhìn lại lý do của chính mình và lựa chọn mục tiêu phù hợp.

Nếu bạn là người nghiện rượu bia, tốt nhất là bạn nên từ bỏ rượu bia hoàn toàn; không nên giảm dần lượng uống vào. Những người muốn từ bỏ thuốc lá sẽ gặp khó khăn hơn. Họ thường tái nghiện nhiều hơn những người không hút thuốc.

Bạn nên thiết lập mục tiêu từ bỏ nicotin và rượu bia cùng một lúc. Viết ra ngày mà bạn dự định thực hiện từng mục tiêu để củng cố cam kết của bản thân. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia thành công; sẽ mang lại một cuộc sống không phụ thuộc vào nghiện ngập, tự do, thoải mái cho bạn.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

TUÂN THỦ THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Việc kiểm soát đường huyết, dù bằng phương pháp dinh dưỡng, tập luyện hay dùng thuốc, là điều quan trọng trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nói chung và ĐTĐ típ 2 (ĐTĐ2) nói riêng. Đường huyết đạt mục tiêu và ổn định lâu dài sẽ giúp bạn giảm được biến chứng,orange
Xem thêm
Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm