Làm gì để giúp bệnh nhân Đái Tháo Đường từ bỏ thói quen xấu?

Làm gì để giúp bệnh nhân Đái Tháo Đường từ bỏ thói quen xấu?

>> Tác hại của thuốc lá trên bệnh nhân Đái Tháo Đường

>> Làm Thế Nào Để Từ Bỏ Khi Bạn Đã Hút Thuốc Lá, Uống Rượu Bia Nhiều Năm?

Theo dữ liệu từ Liên Đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới, vào năm 2019, ước tính có 463 triệu người trên toàn thế giới mắc đái tháo đường và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.

Đái tháo đường tuýp 2 chiếm đa số và xảy ra; chủ yếu ở những quốc gia có thu nhập từ thấp đến trung bình như Châu Á và Châu Phi. Tần suất mắc bệnh ngày càng tăng do lối sống đô thị hóa, hiện đại hóa như ít vận động; tăng tiêu thụ những thực phẩm có nhiều năng lượng nhưng ít chất dinh dưỡng (nhiều chất đường và béo).

Bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) không chỉ tử vong do tăng đường huyết; mà còn do các biến chứng của bệnh như: tim mạch, tai biến mạch máu não, suy thận… Như vậy, việc điều trị đái tháo đường là vô cùng quan trọng.

Đái tháo đường (tiểu đường) là người “bạn đời” thân thiết.

Để dễ hình dung, chúng ta hãy xem đái tháo đường (tiểu đường) như một người bạn thân mà chúng ta phải đi cùng đến hết cuộc đời. Ta có thể ví von đây là người “bạn đời” thân thiết.

Trong bất cứ mối quan hệ nào, dù là gia đình hay xã hội đều rất cần chữ “nhẫn”. Có “nhẫn” thì gia đình thường yên ấm, hạnh phúc; có “nhịn’ thì tình nghĩa bằng hữu mới keo sơn, bền lâu.

Tương tự, với người “bạn đời” đái tháo đường (tiểu đường), người bệnh cần kiên nhẫn. Sự kiên nhẫn nằm ở thay đổi lối sống và tuân thủ điều trị. Kiên nhẫn thay đổi lối sống bằng cách từ bỏ những thói quen xấu là vô cùng quan trọng.

Danh nhân Horace Mann có câu “Thói quen là sợi dây cáp; ta dệt một sợi tơ mỗi ngày và cuối cùng, ta không thể phá vỡ nó”. Vậy để “phá vỡ” những thói quen xấu, chúng ta cần biết những thói quen xấu đó là gì; hậu quả của thói quen xấu và làm thế nào để từ bỏ được chúng.

NHỮNG THÓI QUEN XẤU MÀ NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (TIỂU ĐƯỜNG) THƯỜNG HAY MẮC PHẢI:

Làm gì để giúp bệnh nhân Đái Tháo Đường từ bỏ thói quen xấu? 1

Thói quen ít hoặc không tập thể dục

Thói quen ít hoặc không tập thể dục giống như một “kẻ giết người thầm lặng”.

Khi ta còn trẻ và khỏe, cơ thể chúng ta không cảm nhận hậu quả của việc ít vận động. Khi tuổi già ghé thăm, cơ thể nhiều bệnh tật; khiến ta tiếc nuối: “giá như ngày trẻ ta siêng năng vận động nhiều hơn!”.

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ít hoặc không tập thể dục làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch – chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, …

Nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính: ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến…; nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần kinh: trầm cảm, sa sút trí tuệ, rối loạn lo âu, mất ngủ…; nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp: thoái hóa khớp, loãng xương, gout (thống phong), …

Việc vận động thể dục đúng theo Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ là vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong tuần. Với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc có sẵn nhiều bệnh lý làm hạn chế việc tập thể dục.

Xin chúng ta đừng ngần ngại, hãy đến với chuyên gia tư vấn thể thao, chuyên viên vật lý trị liệu; hoặc bác sĩ điều trị để được hướng dẫn chế độ vận động phù hợp.

Nếu chúng ta thường xuyên tập thể dục đều đặn sẽ có những lợi ích sau đây:
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý (đã nêu trên) do việc ít hoặc không vận động gây ra.
  • Cuộc sống ít bệnh tật giúp chúng ta có cơ hội sống lâu hơn và vì vậy, chúng ta sẽ có thêm nhiều thời gian vui sống bên gia đình và cống hiến cho xã hội. Thật vậy, đối với gia đình, chúng ta có cơ hội nhìn thấy con cháu mình trưởng thành, có thời gian chăm sóc cha mẹ và hạnh phúc bên vợ chồng nhiều hơn. Đối với xã hội, chúng ta có cơ hội phát triển sự nghiệp, củng cố vị trí trong xã hội hoặc tối thiểu công việc cũng hỗ trợ chúng ta thêm phần kinh phí để đem lại một cuộc sống ổn định hơn. 

Thói quen ăn uống nhiều chất đường và béo

“Ăn uống” là một trong bốn điều đem lại cảm giác sung sướng, hạnh phúc cho con người – hay là một trong “tứ khoái”. Nếu ăn uống vô độ, không kiểm soát chất lượng, chúng ta ăn sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Chính vì vậy, người xưa thường có câu: “Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”; ám chỉ chúng ta phải kiểm soát những gì chúng ta ăn vào. Cũng như phải cẩn trọng trong phát ngôn hàng ngày, tránh để lại hậu họa về sau.

Ăn uống không đúng cách là tiêu thụ những thức ăn quá nhiều chất đường, chất béo. Cùng việc thiếu hụt hẳn thành phần đạm, khoáng chất, yếu tố vi lượng.

Những ví dụ về thực phẩm giàu chất đường, chất béo tại Việt Nam: chè, trà sữa, nước ngọt, kem; thức ăn nhanh chiên xào như khoai tây chiên, gà chiên, bánh tiêu, bột chiên, cá viên chiên, …

Làm gì để giúp bệnh nhân Đái Tháo Đường từ bỏ thói quen xấu? 2

Khi tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất đường, béo, chúng ta sẽ dễ bị béo phì. Từ đó gia tăng mắc các bệnh lý tim mạch; chuyển hóa như đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, … Bệnh lý cơ xương khớp như viêm đa khớp và bệnh lý ác tính như ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư đại tràng.

Người béo phì, thừa cân còn cảm thấy tự ti, mặc cảm chán ghét bản thân. Sẽ dễ mắc bệnh lo âu, trầm cảm, rối loạn ám ảnh nhiều hơn so với người bình thường.

Trong cuộc sống hàng ngày, đối với những công việc cần đòi hỏi ngoại hình; sự nhanh nhẹn, người thừa cân hoặc béo phì sẽ giảm cơ hội có được công việc mơ ước so với những ứng cử viên còn lại.

Hippocrates từng nói rằng: “We are what we eat” nghĩa là “ Những gì bạn ăn vào sẽ thể hiện cơ thể bạn ra sao”.

Vì vậy, chúng ta hãy tránh xa thức ăn nhiều chất đường béo và có thể thực hiện như sau:
  • Mỗi khi thèm ăn thức ăn giàu đường/béo, hãy thay thế bằng rau luộc, canh, các loại hạt. Khi thèm uống đồ ngọt hãy thay thế bằng nước lọc.
  • Hạn chế đến những nơi có bán nhiều thức ăn nhanh. Khi biết trước phải đến những nơi bán thức ăn nhanh, hãy ăn uống lành mạnh trước ở nhà để tạo cảm giác no bụng.
  • Tham gia nhóm những người thừa cân, béo phì để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm giảm cân.
  • Lập danh sách những tác hại của béo phì mang lại và cài đặt vào màn hình điện thoại tự nhắc nhở mỗi ngày.
  • Hãy lựa chọn một hình tượng cá thể cùng giới và có các chỉ số cơ thể lý tưởng mà bạn ngưỡng mộ để tạo động lực mỗi ngày.

Thói quen uống rượu bia

Làm gì để giúp bệnh nhân Đái Tháo Đường từ bỏ thói quen xấu? 3

Nếu như thói quen ít vận động là “kẻ giết người thầm lặng” thì thói quen uống rượu bia được ví von như đưa chất độc vào cơ thể một cách chậm rãi theo thời gian. Lúc đầu, rượu bia có thể mang lại cảm giác hưng phấn tạm thời; nhưng về lâu dài sẽ đem lại nhiều tác hại nguy hiểm.

Rượu bia gây ra bệnh lý tiêu hóa như viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan, viêm tụy cấp, viêm tụy mạn; gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch – chuyển hóa như gout, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim.

Bệnh lý thần kinh như rối loạn tâm thần và hành vi; bệnh thần kinh ngoại biên do rượu, bệnh cơ do rượu, hội chứng cai rượu. Về sinh sản gia tăng nguy cơ vô sinh, sảy thai, dị tật thai nhi,…

Việc tiêu thụ nhiều rượu bia còn gây mất kiểm soát lý trí. Dẫn đến nhiều hậu quả thương tâm như tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, án mạng giết người,…

chúng ta nên ngừng ngay việc tiêu thụ quá nhiều rượu bia mỗi ngày; để bản thân khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc. Cũng như góp phần cho một xã hội trật tự, công bằng và an ninh.

Để có thể cai rượu bia, chúng ta cần:
  • Lập danh sách những tác hại của rượu bia và hiển thị chúng trên màn hình điện thoại nhằm tự nhắc nhở.
  • Tham gia thảo luận cùng những nhóm nhỏ để chia sẻ kinh nghiệm cai rượu.
  • Về nhà với gia đình ngày sau giờ làm, không tụ tập bạn bè nhậu nhẹt.
  • Đối với trường hợp cần phải uống rượu bia để tiếp khách và không thể từ chối thì:

+ Không quá 2 ly mỗi ngày cho đàn ông dưới 40 tuổi.

+ Không quá 1 ly mỗi ngày cho đàn ông từ 40 tuổi trở lên.

+ Không quá 1 ly mỗi ngày cho phụ nữ.

  • Yêu cầu sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè như nhờ người nhà vứt bỏ hết rượu bia tích trữ, người nhà quản lý chặt chẽ khi ta lên cơn nghiện rượu bia, yêu cầu bạn bè không được rủ rê đi nhậu.
  • Bỏ ống heo tiền đi nhậu và hãy tự nhủ phần tiền này sẽ hỗ trợ cho gia đình trang trải cuộc sống hàng ngày.

Thói quen hút thuốc lá

Có hơn 5000 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá. Với hàng trăm thành phần trong số đó gây hại đến sức khỏe con người (xem hình bên dưới).

Trong đó, thành phần nguy hiểm nhất là nicotine. Nicotine tồn tại trong cơ thể từ sáu đến tám giờ tùy theo tần suất hút thuốc lá. Những tác hại của nicotine gây ra bao gồm nhiều bệnh lý như: bệnh lý tim mạch – chuyển hóa như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim; tai biến mạch máu não, đái tháo đường, bệnh động mạch ngoại biên,…

Bệnh lý hô hấp như hen phế quản, viêm phế quản mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,.. Bệnh lý ác tính như ung thư phổi, ung thư bàng quang, ung thư máu, ung thư cổ tử cung, ung thư thanh quản, ung thư gan, ung thư dạ dày, …

Hút thuốc lá không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người hút; mà cả người thân trong gia đình khi hít phải khói thuốc cũng dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Phụ nữ có thai sẽ bị vô sinh, sảy thai, dị tật thai nhi, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân. Trẻ em sẽ bị viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, sâu răng, hen phế quản cấp.

Do đó, ngừng hút thuốc lá chính là bảo vệ cho tương lai của bản thân và gia đình chúng ta.

Để cai được thuốc lá chúng ta có thể tiến hành những cách như sau:
  • Cắt giảm số lượng thuốc lá hút mỗi ngày cho đến ngừng hút.
  • Mỗi lần chỉ hút nửa điếu thuốc.
  • Thay thế thói quen hút thuốc lá bằng thói quen mới như tập thể dục.
  • Viết xuống 5 lý do khiến chúng ta muốn bỏ thuốc lá và dán trên tường hoặc hiển thị trên màn hình điện thoại để tự nhắc nhở mỗi ngày.
  • Mang theo cần tây, kẹo cao su không đường, kẹo cứng, ống hút hay tăm xỉa răng để khi cần có thể ngậm trong miệng.
  • Bỏ số tiền để dành do không mua thuốc lá vào ống heo tiết kiệm.
  • Hạn chế đến những nơi có nhiều khói thuốc lá như vũ trường, quán nhậu, …

Như vậy, chúng ta có thể thấy thói quen xấu quả thực có rất nhiều tác hại không chỉ cho bản thân người bệnh đái tháo đường (tiểu đường) nói riêng mà còn cho gia đình và xã hội nói chung. Những thói quen này đều có thể từng bước từ bỏ được; quan trọng là chúng ta có sẵn sàng hành động và kiên trì thực hiện đến cùng hay không?.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

HƯỞNG ỨNG NGÀY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THẾ GIỚI 14/11
“Diabetes and well – being”, tạm dịch ”Sống khỏe cùng bệnh Đái tháo đường” là chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2024.   Đái tháo đường là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa có đặc điểm tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động củaorange
Xem thêm
Các típ giúp bạn chuẩn bị cho tái khám
Nâng cao tiếng nói của Bệnh nhân” không còn là một khái niệm xa lạ trên thế giới. Thông qua thông điệp  “Nâng cao tiếng nói của bệnh nhân”, WHO kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện hành động cần thiết để đảm bảo rằng bệnh nhân được tham gia vào việcorange
Xem thêm
Chế độ ăn uống tránh biến chứng do đường huyết cao
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường  Biến chứng mạch máu do đái tháo đường (ĐTĐ) được chia ra 2 loại: biến chứng mạch máu lớn như: bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại vi và đột quỵ; biến chứng mạch máu nhỏ như: bệnh cầu thận, bệnh thần kinh, bệnh võng mạc.  orange
Xem thêm