Khởi trị TĂNG HUYẾT ÁP (CAO HUYẾT ÁP): Khó hay dễ ?

Hiện nay trên thế giới, ước tính có khoảng 1,13 tỉ người mắc chứng bệnh tăng huyết, trong đó, tỉ lệ người trưởng thành mắc bệnh chiếm đến 30-45%.

Con số này thậm chí còn cao hơn ở những người trên 60 tuổi, hơn 60% những người ở độ tuổi trên 60 bị mắc bệnh tăng huyết áp. Dự tính tới năm 2025, số người mắc tăng huyết áp sẽ đạt tới con số 1,5 tỉ người.

> > Tăng Huyết Áp – Mối đe dọa sức khỏe cộng đồng

>> Cập nhật chẩn đoán Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp)

Khởi trị TĂNG HUYẾT ÁP (CAO HUYẾT ÁP): Khó hay dễ ? 1

Tăng huyết áp, thông thường, ít gây nguy hiểm đến tính mạng, đôi khi còn không có biểu hiện ra bên ngoài.

Vì các triệu chứng lâm sàng thường ít khi xuất hiện và không rõ ràng nên phần lớn những người mắc tăng huyết áp không tự mình phát hiện chính xác được bệnh của mình và do đó, không tìm đến cách điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, khi những biến chứng của bệnh tăng huyết áp xuất hiện, thì cực kì nặng nề và nguy hiểm, những người bị bệnh này trong nhiều năm mà không được điều trị một cách hợp lí.

Có thể có nguy cơ mắc các bệnh lý về mạch máu não như tai biến mạch máu não; hoặc mạch máu nuôi tim như nhồi máu cơ tim; và thậm chí là các bệnh lý thận mạn tính cao hơn những người bình thường gấp nhiều lần.

Các phương pháp làm hạ thấp chỉ số huyết áp.

Thay đổi lối sống theo hướng tích cực

Thay đổi lối sống không còn nghi ngờ là một biện pháp giúp hạ thấp huyết áp và ở nhiều trường hợp là giảm nguy cơ tim mạch, nhưng đa phần để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân bị mắc bệnh tăng huyết áp chắc chắn sẽ phải cần điều trị bằng thuốc.

Dùng thuốc điều trị

Bệnh nhân cần điều trị bằng các thuốc đã có nhiều bằng chứng xác thực dựa trên những thử nghiệm ngẫu nhiên, có chỉ số hiệu quả rõ ràng.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giảm 10 mmHg huyết áp tâm thu (HATT – chỉ số huyết áp tối đa) và 5 mmHg huyết áp tâm trương (HATTr – chỉ số huyết áp tối thiểu) sẽ làm giảm đáng kể các biến cố tim mạch (khoảng 20%), giảm 10-15% tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, tai biến mạch não khoảng 35%, các biến cố mạch vành khoảng 20% và suy tim khoảng 40%; đồng thời cũng làm giảm tiến triển của các bệnh lý thận mạn tính.

Thời điểm điều trị tăng huyết áp

Tuỳ vào mức độ mắc bệnh tăng huyết áp, chỉ số mắc phải mà các bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến cáo và phương thức điều trị thích hợp.

Do đó, việc đi kiểm tra tại các phòng khám, các bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết, để biết chỉ số huyết áp của mình thuộc nhóm nào và hướng điều trị phù hợp.

Khởi trị TĂNG HUYẾT ÁP (CAO HUYẾT ÁP): Khó hay dễ ?

Theo khuyến cáo hiện nay của Hội Tim Mạch Học Việt Nam cho biết những bệnh nhân tăng huyết áp độ II hoặc độ III (HATT>160 và/hoặc HATTr >100) nên uống thuốc hạ áp cùng với đó là việc thay đổi lối sống của mình theo hướng khoa học hơn.

Khuyến cáo cũng chỉ ra rằng đối với những bệnh nhân tăng huyết áp độ I (HATT>140 và/hoặc HATTr>90) và có nguy cơ tim mạch cao hoặc tăng huyết áp có tổn thương cơ quan đích (đánh giá bởi các bác sĩ chuyên ngành tim mạch) nên được điều trị với các thuốc hạ áp.

Đối với nhóm đối tượng người bệnh tăng huyết áp độ I kèm theo yếu tố nguy cơ ở mức độ thấp và trung bình, không có những bệnh lý tim mạch, thận mạn tính cũng như tổn thương cơ quan đích, cần được điều trị bằng tăng huyết áp đổi lối sống, khoảng thời gian nên từ 3 đến 6 tháng.

Sau đó sẽ được đánh giá lại, nếu chỉ số huyết áp vẫn chưa khống chế được thì việc điều trị bằng thuốc là cần thiết.

Đối với những đối tượng có mức huyết áp bình thường cao (HATT 130-139 và/hoặc HATTr 85-89 mmHg), việc thực hiện tăng huyết áp đổi lối sống luôn luôn là ưu tiên lựa chọn đầu tiên.

Chúng ta chỉ cân nhắc uống thuốc trong trường hợp bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch rất cao, đặc biệt là có bệnh động mạch vành.

Hãy theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên

Việc lựa chọn khi nào bắt đầu điều trị tăng huyết áp và khi nào cần điều trị bằng thuốc không chỉ phụ thuộc vào chỉ số huyết áp đo được của bệnh nhân tại phòng khám cũng như là theo dõi tại nhà.

Mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân và tổn thương cơ quan đích mà bệnh nhân có.

Điều này chỉ được đánh giá chính xác bởi các bác sĩ, đặc biệt là các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm