Đái tháo đường (tiểu đường) – Nguy cơ và mối liên hệ ở người bị tăng huyết áp (cao huyết áp)

Theo các nghiên cứu từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), có khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) cần được chẩn đoán tăng huyết áp (cao huyết áp), hoặc cần dùng thuốc kiểm soát huyết áp.

>> Khởi trị TĂNG HUYẾT ÁP (CAO HUYẾT ÁP): Khó hay dễ ?

>> Cập nhật chẩn đoán Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) 2018

Mối liên hệ giữa hai căn bệnh mãn tính này đã được y học chứng minh, và nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao sẽ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Ngược lại, khi được chẩn đoán và điều trị đúng cách, người bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) và đái tháo đường (tiểu đường) vẫn còn đủ thời gian để thay đổi thói quen sinh hoạt, tìm lại niềm vui sống.

Bạn hãy nhớ rằng: hai căn bệnh này sẽ không làm thay đổi cuộc sống của bạn quá nhiều nếu bạn nhận thức đúng về bệnh, tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

Nhằm giúp người bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp)  tại Việt Nam hiểu rõ hơn về biến chứng đái tháo đường (tiểu đường), Ngày Đầu Tiên xin giới thiệu thêm trang thông tin ngaydautien.vn/dai-thao-duong.
Đây là nơi bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin y khoa, lời khuyên hữu ích để phòng ngừa, kiểm soát và sống vui khỏe cùng bệnh đái tháo đường. Mọi thông tin y khoa đều được kiểm chứng và bảo trợ bởi Hội Nội tiết & Đái tháo đường Việt Nam (VADE).

Học cách sống chung với “lũ”

Tăng huyết áp (cao huyết áp) và đái tháo đuờng (tiểu đường) là các căn bệnh mãn tính, không thể chữa trị hoàn toàn dứt điểm.

Nghe đến đây hẳn ai cũng buồn vì sức khoẻ cho bản thân hoặc nguời thân đúng không nào? Bạn đừng vội bi quan nhé, với các phuơng pháp điều trị ngày nay, cộng với chế ăn uống, dinh duỡng hợp lý, bạn hoặc nguời thân hoàn toàn có thể “làm lành” với hai căn bệnh này suốt đời.

Thêm nữa, các phuơng thức kiểm soát các chỉ số đuờng huyết và huyết áp cũng hết sức đơn giản, không gây đau đớn và nguời bệnh có thể thực hành tại nhà được.

Và phải luôn nhớ nhé, việc tuân thủ các  chỉ định về thuốc của bác sĩ rất là quan trọng; chơi thể thao hợp lý và ưu tiên lối sống, ăn uống lành mạnh.

Những lời khuyên hết sức đơn giản thôi, nhưng thực hiện đuợc như vậy cũng đủ để bạn và nguời thân quên đi 2 căn bệnh mãn tính đáng ghét đó nhé.

Phương thức 1: Tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị là dùng đúng liều, lượng thuốc, đúng giờ và cách sử dụng thuốc.

Khi mắc bệnh mãn tính, việc tuân thủ điều trị là vô cùng quan trọng, đòi hỏi bạn phải kiên trì với phương pháp điều trị mà Bác sĩ đã đề ra. Việc tuân thủ gíup đảm bảo các loại thuốc hoạt động hiệu quả nhất trong cơ thể bạn

Đái tháo đường – Nguy cơ và mối liên hệ ở người bị tăng huyết áp

Phương thức 2: Điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động nhẹ nhàng

Thật ra, việc điều chỉnh lối sống cũng không có gì ghê gớm lắm đâu, chỉ là bạn cần phải tập bỏ đi các thói quen không tốt hàng ngày:

  • Không uống rượu bia thường xuyên hay ăn uống tại các hàng quán không hợp vệ sinh. Tốt nhất là bạn có thể cùng người thân tự chế biến và nấu ăn tại nhà, vừa tiết kiệm lại hợp vệ sinh, đúng không nào?
  • Tránh tình trạng dễ nổi nóng và các suy nghĩ tiêu cực. Giữ được tâm lý và suy nghĩ tích cực là điều cần thiết, điều này sẽ gíup bạn luôn vững vàng trong quá trình điều trị.
  • Duy trì thói quen ngủ đủ giấc và tập thể dục, đi bộ 30-45 phút mỗi ngày.

Thật sự, không dễ để hạn chế các thói quen khi mà chúng đã hình thành sau nhiều năm, cũng như do hoàn cảnh, môi trường công việc.

Bản thân bạn nên có sự quyết tâm, hãy nghĩ về gia đình nếu lỡ không may, chúng ta mắc bệnh và trở thành gánh nặng cho họ. Còn đối với người thân, hãy động viên họ việc thay đổi lối sống là tốt cho chính họ và cả những người yêu thương xung quanh. 

Tin vui là, trên thực tế đôi khi có tiệc vui, bạn vẫn có thể uống cùng bạn bè (từ 1-2 ly), miễn là vẫn theo chỉ định của Bác sĩ nhé.

Đái tháo đường – Nguy cơ và mối liên hệ ở người bị tăng huyết áp 1

Khi thói quen sống lành mạnh đã được hình thành, bạn sẽ cảm thấy sự thay đổi trong cơ thể của mình, đôi lúc còn quên đi hai căn bệnh đáng ghét tăng huyết áp (cao huyết áp) và đái tháo đường (tiểu đường).

Bạn không thể chủ quan, xem thường sức khỏe của chính mình

Cuộc sống với đủ thứ lo toan luôn làm chúng ta mất cảnh giác với những dấu hiệu về sức khoẻ đang “reo” lên từng ngày.

Đặc biệt hơn, đối với hai căn bệnh Đái Tháo Đuờng (Tiểu đường) và Tăng Huyết Áp (Cao huyết áp) lại không có những triệu chứng rõ ràng, đến khi xuất hiện các dấu hiện bệnh, bạn mới đi khám thì thực sự sức khoẻ đang ở mức báo động.

Mỗi ngày, hãy dành sự chú ý đến cơ thể của mình, lắng nghe các dấu hiệu bất thuờng. Thực hiện định kỳ những việc như: kiểm tra huyết áp, glucose huyết tại nhà hoặc tại các trung tâm y tế là cách hữu hiệu và đơn giản nhất để bảo vệ bản thân mình.

Đái tháo đường – Nguy cơ và mối liên hệ ở người bị tăng huyết áp 2

Bị bệnh mãn tính như vậy là điều không ai mong muốn, thế nên, bạn hãy luôn khuyến khích người thân trong gia đình và bạn bè hãy đi kiểm tra định kì.

Luôn quan tâm đến tình trạng bệnh của họ và trao đổi với bác sĩ thường xuyên để  nắm bắt tình hình kịp thời bạn nhé. Hãy nhớ, không có liều thuốc nào tốt hơn sự quan tâm mà bạn dành cho họ đâu.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm