Cập nhật chẩn đoán Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) 2018

Hiện nay, tần suất tăng huyết áp vẫn không ngừng gia tăng trên thế giới mà ngay tại Việt Nam, con số này cũng tăng lên theo hàng năm.

Tính đến nay, trên toàn cầu hiện có khoảng hơn 1 tỷ người tăng huyết áp và dự kiến sẽ tăng thành 1.5 tỷ vào năm 2025.

>> Bệnh nhân Tăng Huyết Áp, Đái Tháo Đường – Nhóm có nguy cơ tử vong cao khi nhiễm SARS-CoV-2

>> Khởi trị TĂNG HUYẾT ÁP (CAO HUYẾT ÁP): Khó hay dễ ?

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm với khoảng 10 triệu người năm 2015; trong đó có 4.9 triệu người do bệnh mạch vành và 3.5 triệu người do đột quỵ.

Trong những năm gần đây đã có nhiều chứng cứ mới trong việc xác định chẩn đoán và điều trị nên nhiều tổ chức và các hiệp hội tăng huyết áp trên thế giới đã công bố nhiều khuyến cáo mới có tính đột phá, tuy nhiên vẫn còn một số điểm chưa thống nhất.

Hội Tim mạch Việt Nam/ Phân Hội tăng huyết áp Việt Nam (VNHA/VSH) cũng đã họp hội đồng chuyên gia và thống nhất một số điểm cập nhật trong chẩn đoán tăng huyết áp cho năm 2018.

Cập nhật chẩn đoán Tăng Huyết Áp (Cao Huyết Áp) 2018

Chẩn đoán bệnh Tăng Huyết Áp

Việc chẩn đoán phải dựa vào đo huyết áp chính xác bằng cách đo huyết áp tại cơ sở y tế và/hoặc huyết áp ngoài cơ sở y tế (huyết áp tại nhà, huyết áp liên tục).

Khai thác tiền sử cá nhân và tiền sử gia đình, khám và các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định nguyên nhân tăng huyết áp, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương các cơ quan do tăng huyết áp gây ra, và các bệnh đi kèm để phân tầng nguy cơ.

Khi tiến hành sàng lọc huyết áp, cần thực hiện theo chương trình được khuyến cáo:

  • Tất cả người lớn (≥18 tuổi)

Cần đo huyết áp tại phòng khám, ghi vào y bạ sau mỗi lần khám, lưu giữ y bạ, cũng như nắm được các trị số huyết áp của mình.

Thực hiện đo huyết áp ít nhất sau mỗi 3 năm nếu chỉ số huyết áp vẫn duy trì ở mức tối ưu hoặc ít nhất 2 năm nếu chỉ số duy trì ở mức bình thường.

  • Ở người lớn tuổi (> 50 tuổi)

Cần phải sàng lọc huyết áp thường xuyên dù huyết áp hiện tại ở mức độ nào vì xu hướng huyết áp tăng dần theo tuổi.

  • Thực hiện đo huyết áp

Ở cả hai tay ít nhất vào lần khám đầu tiên vì trị số huyết áp hai tay chênh > 15 mmHg gợi ý bệnh lý vữa xơ động mạch và thường sẽ có sự phối hợp gia tăng nguy cơ tim mạch.

Nếu có sự khác biệt huyết áp hai tay thì dùng các thông số ở tay có trị số cao hơn.

  • Đo huyết áp tại cơ sở y tế

Nên được lặp lại ít nhất một lần khám, trừ khi: tăng huyết áp nặng (ví dụ: độ 3, đặc biệt nếu nguy cơ cao).

Mỗi lần khám, cần đo huyết áp 3 lần , mỗi lần cách nhau 1-2 phút và nên đo thêm lần nữa nếu hai lần đầu chênh nhau > 10 mmHg. Trị số huyết áp của bệnh nhân là trung bình của 2 trị số sau cùng.

Có thể đo huyết áp ngoài cơ sở y tế (gồm 2 hình thức là đo huyết áp liên tục bằng cách đeo holter huyết áp 24h hoặc đo huyết áp tại nhà) để chẩn đoán xác định tăng huyết áp.

Đây cũng là cách nhằm loại trừ trường hợp tăng huyết áp áo choàng trắng (hiện tượng tăng huyết áp chỉ khi gặp nhân viên Y tế); phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu (chỉ tăng huyết áp khi đo ngoài cơ sở y tế) và xác định mức thuốc điều trị hạ huyết áp.

Ngoài việc chẩn đoán tăng huyết áp, việc thăm khám kỹ lưỡng để phát hiện các tổn thương cơ quan bộ phận do tăng huyết áp gây ra.

Điều này có thể bao gồm các thăm khám, xét nghiệm như: điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm mạch để phát hiện tổn thương hệ tim mạch, xét nghiệm nước tiểu để phát hiện tổn thương thận, chẩn đoán hình ảnh não để phát hiện các tổn thương não.

Việc phân tầng nguy cơ ở người bệnh tăng huyết áp cũng rất quan trọng để xác định thái độ cũng như mức độ điều trị cần đạt.

Đặc biệt ở những người trẻ bị tăng huyết áp, việc thăm khám để xác định xem đây là tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát rất quan trọng.

Trong trường hợp của tăng huyết áp thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân nguyên phát gây ra tăng huyết áp ví dụ bệnh lý mạch thận, bệnh nhu mô thận, rối loạn nội tiết như cường aldosterone, cường giáp, tăng huyết áp do thuốc hoặc do rượu… từ đó điều trị tận gốc để đạt được hiệu quả thực sự.

Như vậy, chẩn đoán tăng huyết áp không chỉ đơn thuần là chỉ số huyết áp, phải xác định tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ tim mạch trong số các yếu tố nguy cơ khác. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp phải luôn đi cùng với phân tầng nguy cơ cho cá thể.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm