Các triệu chứng nhận biết và chuẩn đoán bệnh Đái Tháo Đường (bệnh tiểu đường)

Tỉ lệ mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Năm 2017, có khoảng 436 triệu người mắc đái tháo đường, dự đoán tăng lên 578 triệu người năm 2030 và đến năm 2045 là 700 triệu người.

Bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường) làm gia tăng nguy cơ các biến chứng mạn tính bao gồm tim mạch, mắt, thận và thần kinh. Tuy nhiên, có khoảng 50% bệnh nhân đái tháo đường (bệnh tiểu đường) không được chẩn đoán.

>> Dịch tễ bệnh Đái tháo đường

>> Các cách kiểm soát Đái Tháo Đường (Tiểu đường)

Các triệu chứng nhận biết và chuẩn đoán bệnh Đái Tháo Đường (bệnh tiểu đường)

Những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng nhận biết và chuẩn đoán bệnh Đái Tháo Đường (bệnh tiểu đường) 1

Ngoài ra, có những bệnh nhân đến khám vì đau đầu chi hoặc thay đổi thị lực do bệnh võng mạc từ đái tháo đường gây ra trong nhiều năm trước khi được chẩn đoán bị căn bệnh này. Với những Bệnh nhân tăng đường huyết nhẹ thường không có triệu chứng.

Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường (Theo ADA 2019)

  • Glucose huyết tương khi đói >= 126mg/ dl (7.0 mmol/l)

Hoặc

  • Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g Glucose >= 200 mg/dl (11.1 mmol/l)

Hoặc

  • HbA1C  >= 6.5%

Hoặc

  • Glucose máu bất kỳ >= 200 mg/dl (11.1 mmol/l)

* Nếu không có triệu chứng lâm sàng, làm lại xét nghiệm lần 2

Các triệu chứng nhận biết và chuẩn đoán bệnh Đái Tháo Đường (bệnh tiểu đường) 2

Khi nào làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện đái tháo đường (tiểu đường) ở người lớn không có triệu chứng

Nếu không có bất kỳ triệu chứng nào kể trên, bạn cần làm xét nghiệm để tầm soát nếu có những dấu hiệu sau:

– Quá cân hay béo phì (BMI >= 23 kg/ m2)

– Có 1 hay nhiều hơn một trong những yếu tố nguy cơ sau:

+ Có người thân đời thứ nhất bị đái tháo đường (cha, mẹ,…)

+ Nhóm chủng tộc có nguy cơ cao (người Mỹ gốc châu Á,…)

+ Tiền sử bệnh tim mạch

+ Tăng huyết áp (HA >= 140/90 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp)

+ HDL cholesterol < 35 mg/dl (0.9 mmol/l) và/ hoặc triglyceride > 250mg/dl (2.82 mmol/l)

+ Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

+ Không hoạt động thể lực

+ Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với đề kháng insulin (như béo phì nặng,…)

+ Bệnh nhân tiền đái tháo đường (HbA1C>= 5.7%, hoặc rối loạn dung nạp Glucose, hoặc Glucose đói tăng 100- 125 mg/ dl) nên xét nghiệm mỗi năm.

– Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nên xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm

– Cho tất cả đối tượng, xét nghiệm bắt đầu ở tuổi 45

– Nếu kết quả bình thường, xét nghiệm nên được làm lại ít nhất 3 năm 1 lần, cân nhắc làm lại xét nghiệm sớm hơn tuỳ thuộc vào kết quả đầu tiên và nguy cơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  1. Khuyến cáo về bệnh nội tiết và chuyển hoá chuyên đề tiền đái tháo đường của hội Hội tiết- Đái tháo đường Việt Nam (2019)
  2. Standards of Medical Care in Diabetes-2019.
  3. Global and regional diabetes prevalence estimates for 2019 and projections for 2030 and 2045.
  4. The Washington Manual Endocrinology Subspecialty Consult.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

TUÂN THỦ THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Việc kiểm soát đường huyết, dù bằng phương pháp dinh dưỡng, tập luyện hay dùng thuốc, là điều quan trọng trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nói chung và ĐTĐ típ 2 (ĐTĐ2) nói riêng. Đường huyết đạt mục tiêu và ổn định lâu dài sẽ giúp bạn giảm được biến chứng,orange
Xem thêm
Chế độ ăn cho bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 cần tuân theo trong mùa lạnh
Can thiệp dinh dưỡng là nền tảng của mọi đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt vào mùa đông, các hoạt động thể lực có xu hướng giảm thấp nhất trong năm [1] thì việc cân bằng dinh dưỡng càng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy ăn uống như thế nàoorange
Xem thêm
Chăm sóc mất cảm giác ở chân như thế nào là đúng?
Bệnh Đái tháo đường không được kiểm soát tốt, sẽ làm tổn thương thần kinh, làm ngón chân và bàn chân mất cảm giác. Nếu không được chăm sóc kĩ, mất cảm giác lâu dài sẽ làm chúng ta bỏ sót nhiều vấn đề nguy hiểm như loét đến hoại tử bàn chân. Vậy làmorange
Xem thêm