Tìm hiểu cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp là bệnh mãn tính, tiến triển và có thể có biến chứng nếu không được điều trị tốt. Trong một vài trường hợp, huyết áp có thể tăng đột ngột đến mức cấp tính (khoảng 180/120 mmHg hay cao hơn) và làm tổn thương nhiều cơ quan.

Giới y học gọi đây là cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis) và người bệnh cần nhanh chóng được cấp cứu phù hợp. Thống kê cho thấy khoảng 1 – 7% số người mắc bệnh tăng huyết áp đứng trước nguy cơ bị cơn tăng huyết áp bất kỳ lúc nào. Nguyên nhân của cơn tăng huyết áp bao gồm:

  • Không phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh tăng huyết áp
  • Quên dùng thuốc điều trị tăng huyết áp
  • Phản ứng ngoài ý muốn giữa các loại thuốc
  • Đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận
  • Vỡ động mạch chủ
  • Hội chứng tiền sản giật

Thực tế, cơn tăng huyết áp được chia thành 2 trường hợp: tăng huyết áp khẩn cấp (hypertensive urgency) và tăng huyếp áp cấp cứu (hypertensive emergency).

Vốn dĩ tăng huyết áp không có triệu chứng nhưng trong hai trường hợp kể trên, người bệnh sẽ biểu hiện một số triệu chứng nhất định và cần phải được nhanh chóng cấp cứu phù hợp.

Tăng huyết áp khẩn cấp

>> Tìm hiểu các loại thuốc tăng huyết áp

>>Tổng quan về nhịp tim

Tìm hiểu cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp khẩn cấp xảy ra khi huyết áp của bạn đột ngột tăng lên 180/120 mmHg nhưng chẩn đoán cho thấy các cơ quan trong cơ thể chưa có dấu hiệu bị tổn thương. Người bị tăng huyết áp khẩn cấp thường có một số triệu chứng sau:

  • Đau đầu dữ dội
  • Khó thở
  • Chảy máu mũi
  • Bồn chồn, lo lắng

So với tăng huyết áp cấp cứu trường hợp này không đến mức đe dọa tính mạng và phương pháp chữa trị cũng không quá phức tạp. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị tăng huyết áp nhằm giảm và ổn định mức huyết áp.

Các loại thuốc này sẽ giúp bạn giảm mức huyết áp đi 25% trong vòng 24 tiếng.

Tăng huyết áp cấp cứu

Tìm hiểu cơn tăng huyết áp 1

Tăng huyết áp cấp cứu xảy ra khi mức huyết áp vượt quá 180/120 mmHg và bắt đầu gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Người bị cơn tăng huyết áp cấp cứu sẽ có những triệu chứng rõ rệt như:

  • Đau ngực dữ dội
  • Đau đầu dữ dội đi kèm tình trạng hoa mắt, mất phương hướng
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Liên tục lo lắng, bồn chồn
  • Khó thở
  • Động kinh, co giật
  • Không phản ứng lại các kích thích bên ngoài

Khác với tăng huyết áp khẩn cấp, bác sĩ cần phải kiểm tra và xét nghiệm thêm để có thể chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp tăng huyết áp cấp cứu.

Bác sỹ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi để biết tiền sử bệnh cũng như loại thuốc đặc trị mà bạn đang sử dụng. Bên cạnh đó, bác sĩ còn tiến hành xét nghiệm (khám mắt, chụp CT vùng đầu, xét nghiệm máu và nước tiểu) để đánh giá mức độ thương tổn của các cơ quan.

Đây là những bước vô cùng quan trọng vì chẩn đoán chính xác là tiền đề giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho bạn. Nếu không được can thiệp y tế kịp thời, người bệnh tăng huyết áp cấp cứu có thể rơi vào trạng thái đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể.

Nói tóm lại, bạn không được tự điều trị tại nhà mà cần lập tức đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng cơn tăng huyết áp nêu trên.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm