Tăng huyết áp là một căn bệnh gần như không có triệu chứng
BẠN CÓ BIẾT?
Tăng huyết áp là một căn bệnh gần như không có triệu chứng.
TÌM HIỂU VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Những triệu chứng vô hình


Hiện nhiều người vẫn chủ quan cho rằng khi có triệu chứng như bồn chồn lo lắng, đổ mồ hôi, khó ngủ và mặt thường bị đỏ mới cần điều trị tăng huyết áp. Đó là quan niệm sai lầm Sở dĩ bệnh tăng huyết áp được mệnh danh là “căn bệnh giết người thầm lặng” vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng và rất khó phát hiện.

Chủ quan về huyết áp và đợi đến khi có triệu chứng mới chữa trị đồng nghĩa với việc bạn đang đánh cược tính mạng của mình. Tất cả mọi người đều cần phải kiểm tra huyết áp và ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp ngay từ giai đoạn đầu.
Một số triệu chứng gián tiếp
Bạn không nên tự đánh giá triệu chứng và tự chẩn đoán tình trạng tăng huyết áp tại nhà. Một số triệu chứng sau không nhất thiết nói lên rằng bạn đang bị tăng huyết áp, tuy nhiên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế hoặc chuyên gia y tế để kiểm tra sức khỏe nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu sau:
Triệu chứng của cơn tăng huyết áp

Thông thường các triệu chứng chỉ xuất hiện khi huyết áp của bạn đột ngột tăng cao một cách nguy hiểm (huyết áp tâm thu ở mức 180 hoặc cao hơn HAY huyết áp tâm trương ở mức 110 hoặc cao hơn). Tình trạng này được gọi là cơn tăng huyết áp (hypertensive crisis). Trong trường hợp cơn tăng huyết áp, người bệnh cần được điều trị y tế ngay lập tức.

Ngoài mức huyết áp tăng cao đột ngột, cơn tăng huyết áp còn khiến người bệnh có những triệu chứng như:

Đau đầu có thể là triệu chứng tăng huyết áp
Đau đầu dữ dội
Khó thở có thể là triệu chứng tăng huyết áp
Khó thở
Lo lắng - triệu chứng thường thấy khi tăng huyết áp
Liên tục bồn chồn lo lắng
Cẩn trọng khi bị chảy máu mũi
Chảy máu mũi
Nhóm đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp

Vì tăng huyết áp là căn bệnh không có triệu chứng nên cách xác định hiệu quả nhất là bạn nên đến khám ở cơ sở hay chuyên gia y tế để được đo huyết áp chính xác.

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn bình thường, do đó nên thận trọng hơn.

Age - Risk factor
Độ tuổi
Heredity - Risk factor
Di truyền
Overweight/Obese - Risk factor
Thừa cân, béo phì
Alcohol - Risk factor
Lạm dụng rượu bia
Smoking - Risk factor
Hút thuốc
Gender - Risk factor
Giới tính
High Cholesterol - Risk factor
Có mức cholesterol cao
Diabetes - Risk factor
Đái tháo đường
Physical Inactivity - Risk factor
Ít vận động thể lực