Tăng huyết áp ở Việt Nam

Hiện nay, các bệnh lý về tim mạch đang giết chết 17 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Trong số đó, các biến chứng của bệnh tăng huyết áp là tác nhân gây ra 9,4 triệu trường hợp tử vong (45% là do đau tim và 51% còn lại là do đột quỵ).

Từ lâu, tăng huyết áp đã trở thành vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng trong cộng đồng. Số người mắc bệnh trên toàn thế giới hiện đã vượt mức 1 tỷ người.

Sở dĩ căn bệnh này nhanh chóng lan rộng là do sự gia tăng dân số chóng mặt, tình trạng lão hóa và một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi (như chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối, lạm dụng bia rượu, ít vận động thể lực, béo phì và căng thẳng kéo dài).

Mặc cho giới y học đã đề ra nhiều liệu pháp hiệu quả cũng như kêu gọi mọi người thay đổi lối sống, việc kiểm soát tối ưu bệnh tăng huyết áp vẫn là thách thức không nhỏ cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam – nơi người bệnh thường không tuân thủ liều lượng thuốc và phác đồ điều trị.

Sau đây, mời bạn cùng tìm hiểu thực trạng tăng huyết áp ở Việt Nam.

Mối nguy hại từ tăng huyết áp

Tăng huyết áp ở Việt Nam

Vài thập niên trở lại đây, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều bước tiến quan trọng trong việc cải thiện và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tỷ lệ mắc và tử vong do các loại bệnh truyền nhiễm đã lần lượt giảm từ 59,2% và 52,1% vào năm 1986 (thời điểm chính phủ ban hành chính sách Đổi Mới nhằm cải cách kinh tế) xuống 22,9% và 14,1 % vào năm 2009.

Ở chiều hướng ngược lại, số liệu thống kê cấp quốc gia cho thấy tỷ lệ người nhập viện do bệnh không truyền nhiễm đã tăng từ 39% vào năm 1986 lên 66,3% vào năm 2009, đồng thời tỷ lệ tử vong cũng tăng từ 41,8% lên 63,3% trong cùng thời điểm.

Trong số các loại bệnh không truyền nhiễm thì bệnh liên quan đến tim mạch là trường hợp phổ biến nhất. Tăng huyết áp ở Việt Nam đang ngày càng trở thành mối nguy hại nghiêm trọng cho cộng đồng khi gần 25,1% số người trưởng thành mắc bệnh (xấp xỉ 11 triệu người), trong đó tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới (28,3% so với 23,1%).

Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tốc độ gia tăng chóng mặt của tăng huyết áp nếu biết rằng năm 1960 ở Việt Nam chỉ có 1% dân số mắc bệnh này và số liệu vào năm 1990 là 8-9% dân số. 

Bên cạnh số lượng bệnh nhân gia tăng thì độ tuổi người bệnh cũng ngày một trẻ hóa. Trước đây, nhồi máu cơ tim – một biến chứng của tăng huyết áp – chỉ xuất hiện ở người già nhưng hiện nay Việt Nam đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh chỉ mới 30 tuổi.

Sở dĩ nhiều người trẻ tuổi bị tăng huyết áp là do tình trạng lạm dụng rượu bia, áp lực trong đời sống hiện đại và chế độ ăn uống thừa thịt, chất béo nhưng lại thiếu rau củ quả. 

Khó khăn trong điều trị tăng huyết áp ở Việt Nam

Tăng huyết áp ở Việt Nam 1

Sự gia tăng bệnh tăng huyết áp ở Việt Nam chủ yếu là do mức độ nhận thức về bệnh còn thấp, chưa kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách. Thống kê cho thấy hiện chỉ có 48,4% số bệnh nhân tăng huyết áp biết mình bị bệnh, 29,6% đã tiến hành điều trị và chỉ 10,7% kiểm soát thành công mức huyết áp (thấp hơn 140/90 mmHg).

Ở góc độ khác, 61,1% số người biết mình bị tăng huyết áp đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp và một phần ba số bệnh nhân được điều trị đã có thể kiểm soát mức huyết áp của mình.

Điều trị các biến chứng từ tăng huyết áp đôi khi đòi hỏi người bệnh phải chịu đựng các liệu pháp đắt tiền như phẫu thuật bắc cầu động mạch, phẫu thuật động mạch cảnh và lọc máu.

Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến mỗi cá nhân lẫn xã hội khi giết chết nhiều người trẻ tuổi, gây mất khả năng lao động, mất nguồn thu nhập, biến động trong gia đình và làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe. 

>> Bệnh tăng huyết áp là gì?

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm