Xét nghiệm chuyên sâu về tăng huyết áp

Hiện nay, đo huyết áp thường xuyên là biện pháp hữu hiệu nhất, giúp bạn sớm phát hiện mình bị tăng huyết áp. Sau chẩn đoán ban đầu, bác sĩ có thể yêu cầu bạn tiến hành thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá chính xác tình trạng bệnh.

Mục đích chính của loạt xét nghiệm này là nhằm loại trừ các nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp, xác định mức tổn hại lên tim cũng như các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi.

Từ kết quả xét nghiệm bác sĩ có thể định ra phác đồ điều trị, kết hợp với thay đổi lối sống phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

>> Cách chẩn đoán tăng huyết áp

>> Cách đo huyết áp tại nhà

Đo điện tâm đồ (ECG)

Xét nghiệm chuyên sâu về tăng huyết áp

Máy đo điện tâm đồ giúp bác sĩ ghi lại những thay đổi dòng điện trong tim và chuyển thành đồ thị trên giấy hoặc màn hình. Quy trình đo điện tâm đồ rất nhẹ nhàng, không gây đau đớn và chỉ kéo dài vài phút.

Chuyên viên y tế sẽ đặt các điện cực có chứa chất dẫn điện lên vùng ngực, tay và chân của bạn. Điện cực này khuyếch đại tín hiệu điện do tim co bóp phát ra và chuyển về máy, sau đó được in thành đồ thị trên giấy hoặc màn hình.

Đo điện tâm đồ rất hữu hiệu trong việc đánh giá thương tổn cơ tim hay mức độ phì đại của tim. Nó cũng giúp bác sĩ sớm phát hiện tình trạng cholesterol làm nghẽn luồng máu lưu thông về tim, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.

Siêu âm tim (echocardiogram)

Xét nghiệm chuyên sâu về tăng huyết áp 1

Siêu âm tim là phương pháp dùng sóng siêu âm để kiểm tra hoạt động tim. Giống như điện tâm đồ, siêu âm tim không gây đau đớn và chỉ tốn 30 – 45 phút. Bác sĩ siêu âm sẽ thoa một lớp gel lên ngực bạn và dùng đầu dò siêu âm để thu hình ảnh tim trong quá trình co bóp. Sau đó dữ liệu được chuyển về màn hình hiển thị.

Siêu âm tim giúp bạn sớm phát hiện các biến chứng ở tim như phì đại, những bất thường trong thành tim và van tim, sự hình thành máu đông. Siêu âm tim cũng được dùng để đo phân suất tống máu (ejection fraction) – tức độ khỏe mạnh của cơ tim. Siêu âm cho kết quả chi tiết hơn so với đo điện tâm đồ nhưng chi phí lại cao hơn.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm chuyên sâu về tăng huyết áp 2

Xét nghiệm máu là phương pháp nhanh chóng và đơn giản để kiểm tra mức protein, khoáng chất, chất béo và lượng đường trong máu của bạn. Người bệnh tăng huyết áp thường phải tiến hành một hay nhiều lần xét nghiệm máu để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ tìm ra đơn thuốc phù hợp và kiểm tra xem bạn có mắc phải một trong những chứng bệnh sau:

  • Tăng cholesterol
  • Tiểu đường hoặc bệnh về thận
  • Biến chứng ở thận hoặc tuyến thượng thận

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm chuyên sâu về tăng huyết áp 3

Sau khi chẩn đoán tăng huyết áp, bác sĩ thường yêu cầu bạn cung cấp mẫu nước tiểu (từ 10-15 ml) – một loại que thử đặc biệt sẽ giúp bác sĩ nhanh chóng kiểm tra xem thận và bàng quang của bạn có hoạt động bình thường hay không.

Một dạng khác là lấy mẫu nước tiểu trong vòng 24 tiếng giúp xác định lượng muối cơ thể bạn hấp thụ, nguy cơ bệnh u tủy thượng thận và hội chứng Cushing. Xét nghiệm chuyên sâu này cũng giúp chẩn đoán sớm tiền sản giật ở sản phụ mắc tăng huyết áp.

Kiểm tra mắt

Xét nghiệm chuyên sâu về tăng huyết áp 4

Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể xác định nguy cơ tăng huyết áp thông qua phép kiểm tra mắt đơn giản. Bác sĩ nhãn khoa sẽ dùng một thiết bị chuyên dụng để kiểm tra các mạch máu nhỏ nằm phía sau nhãn cầu, từ đó sớm phát hiện tổn thương do tăng huyết áp.

Trong trường hợp tăng huyết áp, những mạch máu nhỏ này (gọi là mao mạch) này sẽ bị xơ cứng, thu hẹp hoặc vỡ. Tổn thương mao mạch nhãn cầu thường là dấu hiệu cho thấy mao mạch tại những vị trí khác (như thận) cũng đang chịu tổn thương.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm