Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày.
1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Nhịp tim là nhịp đập của tim, được xác định dựa trên số lần tim co thắt trong vòng một phút. Nhịp tim được tính bằng đơn vị nhịp/phút (hoặc bpm) và bao hàm hai khái niệm: Nhịp tim nghỉ ngơi: khi người bệnh đang trong trạng thái nghỉ ngơi, tim đập khoảng 60 – 100 nhịp / phút).

Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch, hỗ trợ đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn và tới nuôi các cơ quan của cơ thể. Chỉ số tăng huyết áp hay thấp phụ thuộc vào sức co bóp của cơ tim và sức cản của thành mạch.
Vậy huyết áp bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số huyết áp bình thường là dưới 120/80 mmHg. Trong đó, 120 là chỉ số huyết áp tâm thu và 80 là chỉ số huyết áp tâm trương. Khi nhịp đập của tim càng nhanh và sức co bóp của tim càng mạnh thì áp lực máu lên thành động mạch càng lớn, từ đó làm huyết áp tăng cao hơn mức bình thường.
2. Tăng huyết áp là gì và cách nhận biết
2.1. Tăng tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp (tăng huyết áp) là tình trạng huyết áp tăng cao hơn mức bình thường. Mức huyết áp càng tăng, nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ cũng tăng theo.

2.2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp
Tăng huyết áp không xảy ra đột ngột mà thường phát triển theo thời gian và bắt nguồn từ một số nguyên nhân nhất định như:
- Do người bệnh có lối sống không lành mạnh (Chế độ ăn không hợp lý, lười vận động, không hoạt động thể chất thường xuyên,…)
- Gây ra bởi một số tình trạng sức khỏe khác (Bệnh đái tháo đường, béo phì,…).
- Tuổi tác (Tăng huyết áp phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi. Huyết áp có thể tăng đều đặn theo tuổi tác khi các động mạch dần cứng lại và thu hẹp hơn)
- Tăng huyết áp cũng có thể xảy đến trong thai kỳ.
- Do tiền sử gia đình.

2.3. Dấu hiệu nhận biết người bị tăng huyết áp
Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Do đó, nhiều người không hề nhận biết được mình mắc bệnh.
Đo huyết áp là cách duy nhất để phát hiện tăng huyết áp.

3. Cách kiểm soát huyết áp hiệu quả
Kiểm soát huyết áp là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cũng như giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim. Bên cạnh nắm rõ huyết áp bao nhiêu là bình thường, nhiều người bị tăng huyết áp có thể giảm huyết áp xuống mức an toàn hoặc duy trì chỉ số huyết áp trong mức cho phép nhờ những thay đổi nhỏ trong lối sống. Tham khảo những cách kiểm soát huyết áp hiệu quả dưới đây để có thể cải thiện chỉ số huyết áp của mình.
- Ăn theo chế độ ăn DASH (viết tắt của Dietary Approaches to Stop Hypertension – Những cách Tiếp cận Dinh dưỡng để Hạn chế Tăng huyết áp)
- Hạn chế natri (muối) và rượu
- Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần (khoảng 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần)
- Không hút thuốc
- Giữ cân nặng hợp lý
- Tránh tình trạng căng thẳng kéo dài
- Tìm hiểu thêm về các cách kiểm soát và ngăn ngừa tăng huyết áp.

Ngoài việc thay đổi lối sống của bản thân, một số bệnh nhân tăng huyết áp cần dùng thuốc để hỗ trợ kiểm soát huyết áp hiệu quả. Đừng quên tham khảo ý kiến chuyên gia để có phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
SERV-NDT-26-08-2022
Nguồn tham khảo: