Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi

Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý về cách đo huyết áp là vô cùng cần thiết.

1. Chỉ số huyết áp bình thường của người lớn tuổi

Chỉ số huyết áp là con số thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và giãn ra.

  • Thông thường, chỉ số huyết áp bình thường ở người cao tuổi sẽ dưới 120/80 mmHg (tâm thu dưới 120 và huyết áp tâm trương dưới 80).
  • Chỉ số tăng huyết áp  được định nghĩa là mức huyết áp sẽ cao hơn 130/80 mmHg (huyết áp tâm thu trên 130 và huyết áp tâm trương 80 trở lên).

Ở một số trường hợp, người lớn tuổi có mức huyết áp tâm thu khoảng 130 hoặc cao hơn, nhưng huyết áp tâm trương lại nhỏ hơn 80. Chỉ số huyết áp này cho thấy họ đang mắc bệnh tăng huyết áp tâm thu riêng biệt.

Chỉ số huyết áp ở người lớn tuổi thường thay đổi bất thường.
Chỉ số huyết áp ở người lớn tuổi thường thay đổi bất thường.

Đây là dạng tăng huyết áp phổ biến nhất ở người lớn tuổi và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như khó thở khi hoạt động thể chất nhẹ, choáng váng khi đứng quá nhanh và ngã.

2. Quy trình hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo dõi huyết áp người cao tuổi là một trong những bước quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Nhưng vì nhiều lý do, đo huyết áp tại nhà có thể thiếu chính xác. Do đó cần lưu ý về các bước thực hiện cách đo huyết áp tại nhà chuẩn sau đây để đảm bảo cho kết quả đo huyết áp chính xác nhất.

  • Nghỉ ngơi và thư giãn: Ngồi nghỉ ngơi thư giãn trong 5-10 phút và không nên vừa đo huyết áp vừa làm việc khác.
  • Kiểm tra thiết bị của bạn: Đảm bảo máy đo huyết áp đang hoạt động tốt, pin đủ. Nếu bạn đang sử dụng một máy đo huyết áp cơ có ống nghe, cần đảm bảo bao hơi và ống nghe không có vấn đề, sạch sẽ.
  • Tư thế tay: Đặt cánh tay ngang trái tim của mình để đo được chỉ số chính xác nhất. Nếu cánh tay ở vị trí cao hơn so tim, chỉ số huyết áp có thể sai. Nếu cánh tay của bạn được định vị dưới mức của tim, chỉ số áp suất máu của bạn có thể cao nhưng không chính xác.
  • Tư thế ngồi: Ngồi dựa lưng vững vàng và bàn chân trên sàn nhà là tư thế tốt nhất để đo huyết áp chính xác. Hít thở sâu và bình tĩnh.
  • Thực hiện đúng cách: Chú ý công đoạn đặt dải quấn của máy đo. Hãy làm theo đúng hướng dẫn sử dụng của loại máy đo huyết áp bạn đang dùng về vị trí đặt, mức độ đóng chặt của dải quấn. Nếu dải quấn bị quấn sai, có nhiều khả năng máy cho kết quả thiếu chính xác.

Sau khi chuẩn bị xong, bấm máy và chờ ra kết quả. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (số lớn thứ nhất), huyết áp tâm trương (số nhỏ hơn thứ hai) và nhịp tim (số nằm dưới cùng)

Cần kiểm tra thật kỹ thiết bị trước khi thực hiện đo huyết áp.
Cần kiểm tra thật kỹ thiết bị trước khi thực hiện đo huyết áp.

 3. Những lưu ý khi đo huyết áp người cao tuổi tại nhà

Bên cạnh việc nắm rõ cách đo huyết áp, bạn cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau khi đo huyết áp người cao tuổi tại nhà, cụ thể:

  • Trước khi tiến hành, lưu ý không ăn uống các loại thực phẩm gây tăng huyết áp, nên mặc trang phục thoải mái không bó sát người.
  • Đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đủ bởi huyết áp có thể tăng và giảm phụ thuộc vào trạng thái của cơ thể. Ví dụ nếu người lớn tuổi đang lo lắng hoặc stress, huyết áp sẽ tăng lên và tạo ra báo động giả.
  • Tự mình hoặc nhờ người ghi lại chỉ số huyết áp hằng ngày vào một cuốn sổ để dễ theo dõi và so sánh. Một số loại máy đo huyết áp có lưu tự động nhưng chỉ giới hạn trong khoảng chục lần đo.
  • Nếu cảm thấy hoài nghi kết quả đã đo được, có thể lặp lại phép đo này sau ít nhất là 10-15 phút để so sánh.
  • Liên hệ và trao đổi với bác sĩ thêm khi thấy chỉ số đo tại nhà có khác biệt với khi đo ở phòng khám.
Cần ghi lại kết quả sau mỗi lần đo để tiện cho việc theo dõi chỉ số huyết áp.
Cần ghi lại kết quả sau mỗi lần đo để tiện cho việc theo dõi chỉ số huyết áp.

Hy vọng qua chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về cách đo huyết áp cũng như những lưu ý về việc đo huyết áp người cao tuổi tại nhà. Để từ đó có thể thực hiện thao tác chuẩn chỉnh nhằm đưa ra kết quả theo dõi chỉ số huyết áp một cách chính xác nhất.

SERV-NDT-26-08-2022

Nguồn tham khảo:

  1. NIA, High Blood Pressure and Older Adults
  2. Ngày đầu tiên, Tăng Huyết Áp: Cơ Chế, Triệu Chứng, Đối Tượng Có Nguy Cơ Của Bệnh
  3. Ngày đầu tiên, Cách đo huyết áp tại nhà
  4. Bộ Y Tế – Cổng thông tin điện tử, Mách bạn tự đo huyết áp đúng cách
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm