Tăng huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?

Tăng huyết áp là một bệnh lý thường xảy ra trong thai kỳ đối với người mang thai. Đây là tình trạng tăng lực tác động lên thành mạch máu, gây cản trở lưu lượng máu đến nhiều hệ thống cơ quan khác nhau ở người mẹ và ảnh hưởng đến thai nhi.

1. Triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ.

Tùy theo cơ địa mỗi mẹ bầu và thời điểm thai kỳ khác nhau, triệu chứng của tăng huyết áp thai kỳ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ở nhiều trường hợp, mẹ bầu bị tăng huyết áp thai kỳ nhưng lại hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, cần theo dõi những biểu hiện của cơ thể để nhận biết bệnh huyết áp cao trong thai kỳ, bởi nó có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm tiền sản giật. Một số triệu chứng phổ biến của tăng huyết áp trong thai kỳ mà mẹ bầu có thể tham khảo:

  • Nhức đầu thường xuyên
  • Thị giác yếu hơn bình thường, tầm nhìn thường không rõ
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Đau bụng bên phải hoặc đau xung quanh khu vực dạ dày
  • Tiểu tiện ít
  • Tăng cân đột ngột không hợp lý
Nhức đầu kéo dài là một trong những biểu hiện của tăng huyết áp thai kỳ.
Nhức đầu kéo dài là một trong những biểu hiện của tăng huyết áp thai kỳ.

Huyết áp cao trong thai kỳ ngày càng phổ biến nhưng những triệu chứng lại dễ bị bỏ qua. Do đó, mẹ bầu cần theo dõi sát sao và được tư vấn kiểm soát huyết áp rõ ràng mỗi khi khám thai định kỳ, để đảm bảo cả mẹ và thai nhi duy trì sức khỏe ổn định.

2. Tăng huyết áp thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Tăng huyết áp thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến mẹ, mà còn tác động đến thai nhi trong bụng. Tác động của các biến chứng trong thai kỳ rất khó ước tính vì các biến chứng thai kỳ sẽ bao gồm một chuỗi các tình trạng với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

2.1. Ảnh hưởng đến mẹ: 

Nếu tăng huyết áp thai kỳ không được kiểm soát chặt chẽ, tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu mà tăng huyết áp thai kỳ có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bong nhau thai (nhau thai tách sớm khỏi thành tử cung gây sảy thai), tiền sản giật (khởi phát từ những cơn co giật mạnh, gây hôn mê hoặc dẫn đến đột quỵ), sản giật, đột quỵ, …

2.2. Ảnh hưởng đến bé: 

Mẹ bầu bị huyết áp cao sẽ có khả năng không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho bé phát triển. Vì vậy, nhiều trường hợp trẻ phải sinh non trước tuần thứ 37 để hạn chế rủi ro không mong muốn. Trẻ sinh non thường nhẹ cân, có nguy cơ não bộ phát triển chậm và vận động yếu hơn trong những năm đầu đời.

Mẹ bầu tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến sinh non.
Mẹ bầu tăng huyết áp thai kỳ có thể dẫn đến sinh non.

Với trường hợp nghiêm trọng hơn, người mẹ tăng huyết áp thai kỳ khiến thai nhi khó nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để phát triển, có thể dẫn đến các vấn đề như thai nhi tăng trưởng kém, sinh non hoặc thai chết lưu. Do đó, mẹ bầu cần được điều trị kịp thời bệnh tăng huyết áp thai kỳ, để tránh gây co giật nguy hiểm (sản giật) dẫn đến nguy cơ gây tử vong cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vậy mẹ bầu cần làm gì khi bị tăng huyết áp thai kỳ?

3. Mẹ bầu nên làm gì nếu bị huyết áp thai kỳ

3.1. Trước khi mang thai: 

Lập kế hoạch mang thai và đến gặp bác sĩ để được lắng nghe và tư vấn về sức khỏe. Bác sĩ có thể đưa ra những loại thuốc an toàn để dùng trong thai kỳ để giảm tình trạng bệnh. Ngoài ra, duy trì lối sống khỏe mạnh, giữ cân nặng hợp lý thông qua ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên, cũng sẽ giúp quá trình mang thai an toàn cho mẹ và bé. 

3.2. Trong khi mang thai:

Thường xuyên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn và cung cấp đơn thuốc phù hợp với tình trạng tăng huyết áp thai kỳ để giảm tăng huyết áp. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần tự theo dõi huyết áp của mình tại nhà bằng máy đo tiện lợi. Việc kiểm soát huyết áp tại nhà giúp mẹ có thể phát hiện huyết áp cao hơn bình thường hoặc các triệu chứng của tiền sản giật. Từ đó, kịp thời liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.

Khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn kiểm soát tăng huyết áp thai kỳ.
Khám thai định kỳ để được bác sĩ tư vấn kiểm soát tăng huyết áp thai kỳ.

3.2. Sau khi mang thai:

Mẹ bầu bị huyết áp cao trong khi mang thai, có nguy cơ cao bị đột quỵ và các vấn đề khác sau khi sinh hơn. Do đó, cần chú ý đến sức khỏe sau sinh và các triệu chứng của tăng huyết áp sau khi sinh, để được bác sĩ hỗ trợ điều trị nhanh nhất. Ngoài ra, cần duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt dành cho người bệnh tăng huyết áp.

Các đường dẫn tham khảo

  1. Hypertension in pregnancy: diagnosis and management
  2. Potential Complication: Gestational Hypertension
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm