Phân loại và tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp nguyên phát

Tăng huyết áp nguyên phát, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn, là loại tăng huyết áp phổ biến nhất, chiếm đến 95% số trường hợp và biến chứng dần theo thời gian. Gọi là nguyên phát hay vô căn vì bác sĩ không thể xác định nguyên nhân tăng huyết áp một cách cụ thể.

Thay vào đó, nghiên cứu chỉ cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với một số yếu tố nguy cơ như sau:

  • Tuổi già

Khi cơ thể chúng ta già đi theo thời gian, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và đưa đến nguy cơ tăng huyết áp. Phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn so với nam giới trong cùng nhóm tuổi.

  • Di truyền

Nhiều người cho rằng tăng huyết áp chỉ xuất hiện ở người trưởng thành nhưng trên thực tế, số lượng trẻ em mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do 2 yếu tố: tiền sử gia đình và tác động di truyền.

  • Đái tháo đường và béo phì

Lối sống hiện đại với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động thể lực đang gia tăng số lượng người mắc bệnh đái tháo đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nhân tố quan trọng làm tăng tỷ lệ bị tăng huyết áp.

  • Hấp thụ quá nhiều muối

Gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp nguyên phát có liên hệ đến tình trạng hấp thụ quá nhiều muối. Muối làm tăng giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp.

  • Có gốc gác từ Châu Phi hoặc vùng Ca ri bê

Cả yếu tố di truyền và tác động từ môi trường xung quanh đều khiến người mang dòng máu Châu Phi hoặc Caribbean có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Họ thường bị tăng huyết áp ở độ tuổi trẻ hơn và dễ biến chứng sang các loại bệnh hiểm nghèo như bệnh tim, mù lòa.

>> Lợi ích của việc học nhảy cho người tăng huyết áp

>> 4 nhóm bài tập giúp ổn định huyết áp

Phân loại và tìm hiểu nguyên nhân tăng huyết áp

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát chiếm 5-10% số trường hợp được chẩn đoán. Khác với tăng huyết áp nguyên phát, bác sĩ luôn xác định được nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát.

Nhiều căn bệnh khác nhau có thể biến chứng thành tăng huyết áp thứ phát, trong đó phải kể đến:

  • Các rối loạn hoóc-môn ở tuyến thượng thận (tiêu biểu là hội chứng Cushing)
  • Các bệnh lý về thận như suy thận, u thận hay tắc mạch máu vùng thận
  • Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giảm cân hoặc liệu pháp thảo dược
  • Chứng rối loạn hô hấp trong lúc ngủ
  • Thai phụ mang thai lần đầu tiên và những biến chứng như bệnh tiền sản giật
  • Một khiếm khuyết bẩm sinh gọi là bệnh hẹp eo động mạch chủ

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì sớm phát hiện nguyên nhân tăng huyết áp sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên đơn giản hơn.

Thông thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (antihypertensive drugs) để điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và ổn định mức huyết áp.

Đôi khi người bệnh tăng huyết áp thứ phát cũng cần dùng thêm thuốc đặc trị và tiến hành một số phẫu thuật cần thiết.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm