Liệu Cà Phê Có Làm Tăng Huyết Áp?

Cà phê từ lâu đã là thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày của con người. Thức uống kích thích hệ thần kinh làm gia tăng cảm giác hưng phấn, giúp đầu óc tỉnh táo và thúc đẩy năng lực sáng tạo để bắt đầu cho một ngày mới. Thế nhưng tác dụng phụ gây tăng huyết áp của cà phê khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy lo ngại.

Một vài nghiên cứu gần đây đã cho thấy tác dụng có lợi của việc uống cà phê lượng vừa phải đối với tăng huyết áp, mở ra góc nhìn mới về mối liên quan giữa cà phê và huyết áp. Vậy những tác động đó ra sao, Ngày Đầu Tiên sẽ cung cấp thông tin cho bạn dưới đây nhé!

Liệu cà phê có làm Tăng huyết áp?
Liệu cà phê có làm Tăng huyết áp?

Cà phê ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

1. Tăng huyết áp ngắn hạn

Caffeine có trong cà phê là chất kích thích phổ biến, còn được tìm thấy trong một vài loại trà, sô cô la, nước tăng lực, nước ngọt và thuốc. Caffeine làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn, nhưng đáng kể, ngay cả khi bạn là người bình thường không mắc bệnh.

Cơ chế gây tăng huyết áp của caffeine vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nghiên cứu nhận thấy caffeine có tác dụng đối kháng với loại hormone giúp giãn động mạch, từ đó làm tăng và rối loạn nhịp tim. Có quan điểm khác cho rằng caffeine kích thích tuyến thượng thận tiết ra nhiều adrenalin khiến huyết áp tăng lên nhanh chóng.

Một tách cà phê trung bình chứa khoảng 100mg caffeine, trong khi một lon nước ngọt chứa 40 mg. Nhiều thử nghiệm ghi nhận uống từ 200 – 300mg caffeine có thể làm tăng huyết áp tâm thu thêm 8 mmHg và huyết áp tâm trương thêm 6 mmHg. Tuy nhiên tác dụng đó chỉ kéo dài trong khoảng 3 giờ. Những người không thường xuyên tiêu thụ cà phê có thể bị tăng huyết áp sau khi uống, nhưng chỉ trong 2 – 3 ngày, sau đó huyết áp trở lại mức ban đầu.

Liệu cà phê có làm Tăng huyết áp? 2
Cà phê có thể làm tăng huyết áp tạm thời đối với người ít sử dụng

2. Tác động lâu dài

Kết quả của việc uống cà phê lâu dài có phải là nguy cơ gây tăng huyết áp hiện vẫn còn đang tranh cãi. Dựa trên theo dõi của một số người thường xuyên uống cà phê cho thấy huyết áp trung bình cao hơn những người không uống. Tuy nhiên, những người này sẽ phát triển khả năng “chịu đựng” với caffeine. Do đó caffeine sẽ không có tác động lâu dài đến huyết áp người sử dụng.

Năm 2004, một nhóm nghiên cứu người Nhật đã chứng minh tác dụng có lợi của cà phê hạt xanh đối với hoạt động mạch máu và huyết áp ở người bị mức độ nhẹ, với mức giảm huyết áp khoảng 3 – 4mmHg.

Trong thử nghiệm lớn được thực hiện trên khoảng 150.000 phụ nữ Mỹ vào năm 2005, thói quen uống cà phê không liên quan đến việc thúc đẩy nguy cơ tăng huyết áp. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhiều đồ uống như coca lại làm tăng nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, kể cả loại không đường.

Vài bằng chứng gần đây cũng cho thấy uống cà phê thường xuyên với lượng vừa phải (khoảng 3 – 4 tách mỗi ngày) có tác dụng có lợi đối với huyết áp, đồng thời không làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch như đột quỵ, bệnh mạch vành và suy tim.

Liệu cà phê có làm Tăng huyết áp? 1
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi về tác động tích cực của cà phê đối với huyết áp

Tác dụng có lợi của cà phê

Cà phê là một nguồn phong phú các khoáng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm kali, magie, mangan, niacin và chất xơ hòa tan. Cà phê còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa có lợi cho tim mạch như polyphenol, axit chlorogenic và lignan secoisolariciresinol.

Các lợi ích của cà phê có thể kể đến bao gồm:

  • Giảm nguy cơ đái tháo đường tuýp 2
  • Giảm nguy cơ sỏi túi mật
  • Giảm nguy cơ ung thư đại tràng
  • Giảm nguy cơ tổn thương gan
  • Giảm nguy cơ bệnh Parkinson
  • Giảm nguy cơ bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ
  • Giảm trầm cảm
  • Giảm táo bón
  • Kích thích dòng chảy nước tiểu ở nam giới bị phì đại tiền liệt tuyến
  • Đốt cháy chất béo trong cơ thể
  • Cải thiện nguồn năng lượng và sự tỉnh táo
  • Kéo dài tuổi thọ
Liệu cà phê có làm Tăng huyết áp?
Cà phê chứa nhiều khoáng chất giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nguy hiểm

Uống cà phê như thế nào là tốt cho sức khỏe?

  1. Không thêm đường và sữa đặc
  2. Không cho kem tươi
  3. Chọn cà phê nguyên chất, rang sơ, xay vừa phải
  4. Uống sau bữa ăn
  5. Tránh uống vào buổi chiều muộn
  6. Tránh uống cà phê trước khi hoạt động thể lực gắng sức

Khi nào nên ngừng uống cà phê?

Khởi động ngày mới bằng một tách cà phê là điều vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên một số người dễ xuất hiện triệu chứng nhạy cảm dù chỉ uống với lượng rất ít. Ngoài ra còn có những ảnh hưởng bất lợi của cà phê trên một số bệnh lý. Vì vậy, bạn nên ngừng uống cà phê khi mắc phải các vấn đề như sau:

  • Khó ngủ
  • Sỏi thận
  • Loãng xương
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Đang dùng thuốc an thần
  • Trào ngược dạ dày và ợ chua
  • Rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như rung nhĩ
  • Hội chứng ruột kích thích hay tiêu chảy

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về tác động của cà phê đối với huyết áp. Tuy cà phê có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn hãy sử dụng ở lượng vừa phải để đạt hiệu quả tốt nhé!

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm