9 Nhóm Người Có Nguy Cơ Tăng Huyết Áp Và Cách Phòng Ngừa

Tăng huyết áp là căn bệnh không biểu hiện triệu chứng và đang trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Căn bệnh này tác động đến mọi cá thể, bất kể độ tuổi, quốc tịch, giới tính. Nếu không được kiểm soát sẽ mang đến những nguy hại cho cơ quan nội tạng, đặc biệt là đột quỵ hay nguy hiểm nhất là tử vong.

Dưới đây là 9 nhóm đối tượng dễ mắc tăng huyết áp, với đặc điểm chung  luôn mang một hay nhiều yếu tố nguy cơ nên phải thường xuyên kiểm tra huyết áp để phòng ngừa và sớm phát hiện ra bệnh.

>> Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

>>Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

9 nhóm người có nguy cơ Tăng huyết áp và cách phòng ngừa 3
9 nhóm người có nguy cơ Tăng huyết áp và cách phòng ngừa

1. Nhóm người có tiền sử mắc bệnh

Các nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp có quan hệ mật thiết với yếu tố di truyền trong gia đình. Tỷ lệ mắc tăng huyết áp tùy theo trường hợp bao gồm:

• Trường hợp cha mẹ đều mắc tăng huyết áp: tỷ lệ mắc tăng huyết áp của con cái gần 45 %

• Trường hợp cha hoặc mẹ mắc tăng huyết áp: tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở con cái là 28%

• Trường hợp cha và mẹ không mắc tăng huyết áp: tỷ lệ con cái mắc tăng huyết áp khoảng 3%.

Những đối tượng có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng huyết áp cần đo huyết áp thường xuyên, ít nhất 1 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh, đồng thời xây dựng chế độ ăn hạn chế muối, ít chất béo và vận động thể lực phù hợp.

9 nhóm người có nguy cơ Tăng huyết áp và cách phòng ngừa 2
Tăng huyết áp có thể di truyền từ cha mẹ sang con

2. Nhóm người từ 35 tuổi trở lên

Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ rất cao mắc bệnh tăng huyết áp, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi. Khi tuổi tác càng tăng, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp tăng theo. Những đối tượng này cần chú ý đo huyết áp, ăn chế độ ăn ít chất béo, vận động thể lực phù hợp với lứa tuổi của mình.

3. Nhóm người béo phì

Người thừa cân nặng, béo phì là nhóm có nguy cơ dễ mắc bệnh tăng huyết áp và tim mạch, cao hơn gấp 6 lần so với người bình thường. Vì vậy người béo phì cần phải có phương pháp để kiểm soát cân nặng. Nếu trọng lượng giảm, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp cũng giảm theo. Đồng thời người thừa cân, béo phì cũng cần thực hiện chế độ ăn hạn chế chất béo, chất bột đường, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi và vận động thể lực hợp lý.

4. Nhóm người mắc bệnh liên quan tới thận, tim, đái tháo đường

Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp ở những đối tượng này do chức năng thận suy giảm làm giảm khả năng lọc nước, lượng natri đào thải ra khỏi cơ thể không được kiểm soát ổn định, chưa kể độc tố tích tụ lại trong cơ thể.

Hoạt động bơm máu của tim đòi hỏi nhịp tim ổn định để kiểm soát tình trạng sức khỏe. Khi tim bị suy yếu sẽ gia tăng những bệnh về tim mạch và liên quan tới tăng huyết áp.

Đối với người bệnh đái tháo đường, nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp lên tới 80%, hay nói một cách khác là người bệnh đái tháo đường có thể coi là đã bị bệnh tăng huyết áp, và chỉ chưa biết thời điểm xuất hiện bệnh tăng huyết áp.

Đối tượng thuộc nhóm này cần phải kiểm soát chặt chẽ bằng cách đi tái khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời phải tuân thủ các hướng dẫn về thuốc điều trị, chế độ ăn uống và chế độ tập luyện vận động thể lực hợp lý.

9 nhóm người có nguy cơ Tăng huyết áp và cách phòng ngừa 1
Đái tháo đường là một trong những yếu tố gây Tăng huyết áp

5. Nhóm người nghiện thuốc lá

Người nghiện thuốc lá có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao gấp 2.5 lần so với người không hút thuốc. Người nghiện thuốc lá còn có tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ gấp 3 lần với người bình thường. Như vậy nhóm đối tượng này cần phải có kế hoạch cai thuốc với quyết tâm cao để tránh nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.

6. Nhóm người nghiện rượu, bia

Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia, tỷ lệ mắc tăng huyết áp cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Khi rượu đưa vào cơ thể nhiều sẽ làm nhịp tim đập nhanh hơn, do đó huyết áp tâm thu có xu hướng tăng cao, đồng thời tim hoạt động ở trạng thái nở to nên huyết áp tâm trương cũng tăng theo. Việc uống rượu bia lâu ngày sẽ làm kích thích tuyến thượng thận, làm ảnh hưởng hệ thống thận, lượng cacbon tăng cao sẽ dẫn tới tăng huyết áp.

7. Nhóm người có thói quen ăn uống không hợp lý

Các thói quen ăn uống không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:

  • Ăn nhiều muối: Nếu ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều natri sẽ dẫn tới việc tích tụ natri trong cơ thể dẫn tới tăng huyết áp.
  • Ăn nhiều dầu mỡ: Nếu ăn quá nhiều mỡ động vật cũng khiến tăng lượng cholesterol trong máu dẫn đến tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Ăn nhiều đường: Điều này có thể khiến cơ thể trở lên béo phì.

Những người có thói quen ăn uống như trên sẽ dễ mắc bệnh tăng huyết áp. Vì thế, việc thay đổi chế độ ăn cho phù hợp là giải pháp ưu tiên hàng đầu.

8. Nhóm người ít vận động thể lực

Những người làm việc thường xuyên phải ngồi một chỗ trong thời gian dài dẫn tới quá trình trao đổi chất, bài tiết trong cơ thể giảm, tuần hoàn máu chậm, chức năng tiêu hoá và hấp thu của dạ dày giảm dẫn tới thể lực giảm sút. Từ đó, tỷ lệ tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường cũng tăng cao.

Nhóm người này cần thường xuyên vận động thể lực vì vận động là chất xúc tác giúp cơ thể, tế bào tăng cường khả năng trao đổi chất và tăng sức đề kháng. Nhờ có vận động, hệ tiêu hoá làm việc được tốt hơn, giảm gánh nặng cho dạ dày, giúp đẩy lùi các bệnh như tăng huyết áp.

9 nhóm người có nguy cơ Tăng huyết áp và cách phòng ngừa
Bạn hãy ăn uống lành mạnh kết hợp cùng tập luyện để đẩy lùi Tăng huyết áp

9. Nhóm người có tinh thần căng thẳng

Khi bạn có biểu hiện thường xuyên nóng giận, tinh thần không tốt sẽ làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh và quá trình điều tiết của vỏ não, mất khả năng tự điều hòa. Điều này khiến huyết áp tâm thu tăng, gây trở ngại ngoại vi tăng dần dẫn đến tăng huyết áp.

Đối với nhóm người này cần kiềm chế nóng giận và giải toả tâm lý để huyết áp được điều hòa ổn định.

Việc đánh giá đúng mức các nhóm nguy cơ là điều quan trọng và cần thiết, để từ đó có kế hoạch phòng ngừa cho hợp lý, làm giảm tỷ lệ bệnh tăng huyết áp và giảm gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm