Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và suy tim
Suy tim do Tăng huyết áp (Cao huyết áp) xuất hiện do các thay đổi trong tâm thất trái, tâm nhĩ trái và động mạch vành do tăng huyết áp mãn tính. Tăng huyết áp làm tăng khối lượng công việc lên tim, gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ tim.
>>Triệu chứng của Đột quỵ – Phát hiện sớm để không phải hối tiếc
>> Bệnh thận mạn – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Bệnh suy tim được xem như là tổn thương tại cơ quan đích, là kết quả của quá trình không kiểm soát được bệnh Tăng huyết áp (Cao huyết áp) trong thời gian dài. Vậy đâu là cách giúp chúng ta kiểm soát bệnh tốt nhất? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên theo dõi bài viết bên dưới nhé!
1. Mối liên hệ giữa Tăng huyết áp và Suy tim
Bệnh tim do Tăng huyết áp (Cao huyết áp) là một nhóm các bệnh liên quan đến các thay đổi của tim do Tăng huyết áp mạn tính. Các thay đổi này xảy ra trong tâm thất trái, tâm nhĩ trái và động mạch vành do Tăng huyết áp mãn tính gây nên.
Tăng huyết áp làm tăng khối lượng công việc lên tim, gây ra những thay đổi về cấu trúc và chức năng của cơ tim, bao gồm phì đại tâm thất trái, có thể tiến triển thành suy tim. [1]
Bệnh tim do Tăng huyết áp được phân loại theo có hoặc không có suy tim. Khi Tăng huyết áp (Cao huyết áp) kèm theo Suy tim đòi hỏi liệu pháp hướng tới mục tiêu chuyên sâu hơn. Bệnh tim do Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim tâm trương, suy tâm thu hoặc cả hai. Những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị biến chứng cấp tính như suy tim mất bù, hội chứng mạch vành cấp tính hoặc đột tử do tim.
Tăng huyết áp làm rối loạn hệ thống nội mô làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và bệnh động mạch ngoại vi. Đây là những yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch. [2]
2. Triệu chứng của Suy tim
Tiền sử bệnh lý và thăm khám sức khỏe là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tim do Tăng huyết áp. Vì hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp không có triệu chứng cho đến khi các biến chứng phát sinh muộn.
Bệnh nhân phì đại thất trái do Tăng huyết áp mạn tính thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, phì đại thất trái có thể dẫn đến đau ngực do thiếu máu cục bộ hoặc tăng nhu cầu oxy. Bệnh nhân có thể có biểu hiện đau ngực khi gắng sức do đau thắt ngực hoặc bệnh mạch vành.
Một số bệnh nhân ban đầu có thể có biểu hiện khó thở trong trường hợp suy tim mất bù cấp tính. Những bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị rung nhĩ. [2]
3. Yếu tố ảnh hưởng đến suy tim do Tăng huyết áp
Đối với một số trường hợp, các yếu tố khiến tình trạng suy tim do tăng huyết áp (cao huyết áp) trở nặng hơn bao gồm:
- Mắc kèm bệnh tim mạch khác như bệnh mạch vành, suy tim sung huyết, rung nhĩ, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi, phình động mạch chủ.
- Mắc bệnh thận mạn tính và không kiểm soát tốt, dần diễn tiến thành hội chứng Tim-Thận.
- Có yếu tố nguy cơ tim mạch khác như tăng lipid máu, bệnh phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, COPD).
- Sử dụng các chất gây hại rượu, hút thuốc lá, sử dụng ma túy và các chất gây nghiện khác.
- Mắc bệnh Đái tháo đường và kiểm soát đường huyết kém
Ngoài ra người bệnh còn gặp phải một số vấn đề khác như: ngưng thở khi ngủ, dùng một số loại thuốc, thừa cân, béo phì. [2]
4. Phòng ngừa và kiểm soát Suy tim do Tăng huyết áp
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã sửa đổi các khuyến nghị trước đó của JNC8 và đưa ra hướng dẫn cập nhật năm 2017, phân loại huyết áp thành một trong bốn loại: tăng huyết áp bình thường, tăng cao, giai đoạn 1 hoặc tăng huyết áp giai đoạn 2.
Tùy vào loại tăng huyết áp (cao huyết áp) nào mà ta có các mức độ kiểm soát khác nhau, tập trung vào 2 mục tiêu bao gồm: sử dụng thuốc điều trị và thay đổi lối sống.
+ Sử dụng thuốc
Việc kiểm soát huyết áp được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc hạ huyết áp, đồng thời tái khám và định kỳ để đánh giá mức độ đáp ứng của điều trị.
Bệnh nhân mỗi lần tái khám và sử dụng thuốc đều đặn sau 30 ngày. Trong tình hình hiện tại của Việt Nam, do các quy định về Bảo hiểm, bệnh nhân được cấp thuốc mỗi 15 ngày. Quá trình kiểm soát suy tim phải theo liệu pháp y tế hướng tới mục tiêu cụ thể ở từng bệnh nhân.
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định bác sĩ để giữ huyết áp tối ưu cho từng cá thể riêng biệt.
+ Kiểm soát và theo dõi huyết áp tại nhà
Việc điều trị sẽ không thể đạt kết quả nếu bệnh nhân không được hướng dẫn cụ thể. Bạn cần trang bị máy đo huyết áp tại nhà và ghi thành nhật ký theo dõi huyết áp mỗi ngày.
+ Kiểm soát bệnh nền khác
Bạn hãy thăm khám và phối hợp với các bác sĩ chuyên khoa khác trong việc kiểm soát các bệnh khác. Tiêu biểu là Đái tháo đường, bệnh thận và bệnh phổi, COPD.
+ Thay đổi lối sống
- Ngưng sử dụng thuốc lá, rượu, các chất kích thích khác.
- Tăng các hoạt động thể chất (Chạy bộ, bơi lội cải thiện hiệu quả vấn đề tim mạch)
- Hạn chế Natri (bao gồm các món mặn, nước tương, nước mắm và bột ngọt)
- Dùng nhiều rau củ, trái cây và uống nước đầy đủ
Việc chủ động kiểm soát huyết áp tại nhà là vô cùng quan trọng để phòng ngừa Suy tim do Tăng huyết áp. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu cách đo huyết áp đúng cách qua video ngắn sau:
Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý suy tim và Tăng huyết áp (Cao huyết áp). Qua đó cho thấy việc kiểm soát huyết áp có vai trò quyết định trong quá trình kiểm soát bệnh. Hãy tăng cường sức khỏe và cuộc sống lâu dài cùng người thân bằng cách tuân thủ những yếu tố trên nhé!
Nguồn tham khảo:
- Hội Tim mạch học Việt Nam, “100 câu hỏi về bệnh tim mạch”
- NCBI, “Hypertensive Heart Disease”