Dấu hiệu Suy Thận ở Nữ Giới Cần Phát Hiện Sớm

Suy thận là từ dùng để miêu tả sự giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới suy thận. Từng loại suy thận cũng có tiên lượng khác nhau. Mấu chốt là phải phát hiện sớm để được can thiệp kịp thời. Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu về suy thận ở nữ giới cần phát hiện sớm.

>> Những Điều Cần Biết Về Tăng Huyết Áp Ở Nữ Giới

>> Triệu chứng của Đột quỵ – Phát hiện sớm để không phải hối tiếc

Dấu hiệu suy thận ở nữ giới cần phát hiện sớn

1. Triệu chứng suy thận ở nữ giới

1.1 Sợ lạnh

Suy thận làm tủy xương giảm sản xuất hồng cầu, dẫn tới tình trạng thiếu máu. Thiếu máu giảm khả năng lưu thông máu đến tay chân và các bộ phận khác trên cơ thể. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy ớn lạnh dù ở trong phòng có nhiệt độ vừa. Biểu hiện này ở nữ giới rõ ràng hơn nam giới do khả năng chịu lạnh của họ kém hơn. (1)

Ớn lạnh có thể là dấu hiệu của suy thận

1.2 Tăng cân

Thận có chức năng lọc máu, thông qua đó thải bớt nước và chất thải thông qua nước tiểu. Khi thận bị suy, hệ thống lọc bị yếu, cơ thể lúc đó sẽ phải giữ lại nhiều nước và muối vượt quá mức cần thiết. Chính điều này gây ra hiện tượng tăng cân ở người bệnh. (1)

1.3 Rụng tóc

Nhờ vào sự nuôi dưỡng của máu mà tóc mới có thể phát triển. Khi tóc nhận được ít lượng máu hơn sẽ trở nên suy yếu, khô và rụng nhiều. Tóc của nữ giới thường dày, dài, lượng máu tiếp nhận cũng cần nhiều hơn. Do vậy tình trạng tóc khô xơ, rụng nhiều càng rõ ràng hơn. (1)

Suy thận gây rụng tóc

1.4 Giảm ham muốn tình dục

Suy thận làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tình dục của nữ giới. Không giống nam giới, những ảnh hưởng của suy thận với nữ giới thường âm thầm và đến từ từ. Nữ giới mắc suy thận không ham muốn tình dục dẫn tới lãnh cảm trong sinh hoạt vợ chồng. (1)

1.5 Phù tay chân, mặt

Suy thận khiến các chất dư thừa trong cơ thể người phụ nữ không được đào thải ra ngoài. Các chất lỏng này tích tụ lâu ngày dẫn đến phù nề. Phù thường tích trữ ở vùng có mô lỏng lẻo và theo trọng lực. Ví dụ ở chân, cổ chân, bàn chân, tay và thậm chí là mặt của người bệnh. (1)

Suy thận khiến các chất dư thừa trong cơ thể không được đào thải, gây phù chân

1.6 Ngứa, phát ban ở da

Tình trạng này xuất hiện cũng do các chức năng đào thải của thận bị ảnh hưởng. Các độc tố dư thừa tích tụ trong máu dẫn đến ngứa, phát ban đỏ ở da. (1)

1.7 Giảm lượng nước tiểu

Tiểu ít là dấu hiệu khá tinh tế trong suy thận. Nước tiểu ít có thể có nhiều lý do, ví dụ như uống nước ít. Tuy nhiên nếu tiểu ít kéo dài nên cần lưu ý để đi khám kịp thời. (1)

2. Nguyên nhân chính gây bệnh suy thận

Những người có nguy cơ cao nhất thường do một hoặc nhiều nguyên nhân sau:

2.1 Giảm lưu lượng máu đến thận

Giảm lưu lượng máu đến thận đột ngột có thể dẫn đến suy thận. Một số tình trạng gây giảm lưu lượng máu đến thận bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim cấp
  • Suy tim
  • Suy gan hay xơ gan
  • Mất nước cấp tính
  • Bỏng nặng
  • Phản ứng dị ứng
  • Nhiễm trùng nặng, chẳng hạn như nhiễm trùng huyết
  • Thuốc cao huyết áp và thuốc chống viêm cũng có thể hạn chế lưu lượng máu. (2)

2.2 Vấn đề liên quan đến đào thải nước tiểu

Khi cơ thể bạn không thể loại bỏ nước tiểu, các chất độc sẽ tích tụ và gây quá tải cho thận. Một số nguyên nhân có thể gây ra như:

  • Sỏi thận
  • Nữ giới không có tuyến tiền liệt?
  • Cục máu đông trong đường tiết niệu
  • Tổn thương dây thần kinh kiểm soát bàng quang. (2)
Sỏi thận có thể gây suy thận

2.3 Tổn thương tại thận

Một số điều khác có thể dẫn đến suy thận bao gồm:

  • Nhiễm trùng
  • Quá tải chất độc từ kim loại nặng
  • Viêm mạch máu, lupus , một bệnh tự miễn có thể gây viêm nhiều cơ quan trong cơ thể
  • Viêm cầu thận , viêm các mạch máu nhỏ của thận
  • Hội chứng urê huyết tan máu
  • Đa u tủy , một bệnh ung thư của các tế bào plasma trong tủy xương
  • Xơ cứng bì , một tình trạng tự miễn dịch ảnh hưởng đến da
  • Thuốc hóa trị điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn
  • Thuốc cản quang được sử dụng trong một số xét nghiệm hình ảnh
  • Một số loại thuốc kháng sinh
  • Bệnh Đái tháo đường không kiểm soát (2)

3. Bệnh suy thận ở nữ giới có nguy hiểm không?

Suy thận là bệnh lý nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số có thể gây nguy hiểm tính mạng. Ví dụ như:

  • Phù phổi cấp. Suy thận cấp tính có thể dẫn đến huyết áp tăng cao, ứ dịch ở phổi, gây khó thở.
  • Viêm màng ngoài tim. Do urê huyết cao.
  • Yếu cơ. Suy thận làm nước và chất điện giải của cơ thể mất cân bằng, từ đó có thể dẫn đến yếu cơ.
  • Tổn thương thận vĩnh viễn. Suy thận cấp tính nếu không điều trị có thể sẽ gây mất chức năng thận định kỳ, hoặc bệnh thận giai đoạn cuối. Những người bị bệnh thận giai đoạn cuối cần phải chạy thận vĩnh viễn – một quá trình lọc cơ học được sử dụng để loại bỏ chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể – hoặc ghép thận để tồn tại.
Suy thận giai đoạn cuối phải chạy nhân tạo, hoặc lọc màng bụng, ghép thận

Tử vong. Suy thận cấp tính có thể dẫn đến mất chức năng thận và cuối cùng là tử vong. (1)
Suy thận là bệnh lý nguy hiểm có thể gây biến chứng nặng nhưng biểu hiện lại rất không đặc hiệu. Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các biểu hiện suy thận ở nữ giới. Từ đó có thể phát hiện kịp thời và được điều trị tốt.


Nguồn tham khảo:

  1. Mayo Clinic Staff, “Acute kidney failure”,
  2. The Healthline Editorial Team and Kimberly Holland, Medically reviewed by Elaine K.Luo M.D, “Everything You Need to Know About Kidney Failure”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm