4 triệu chứng báo hiệu bạn có nguy cơ Suy tim

Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch khá phổ biến. Tình trạng suy tim làm cơ thể giảm khả năng hoạt động, ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe, tính mạng. Các triệu chứng suy tim đôi khi có thể không rõ ràng.

>> 10 dấu hiệu cảnh báo suy thận bạn cần biết

>> Sơ cứu nhồi máu cơ tim: Làm sao cho đúng cách?

Việc phát hiện sớm bệnh suy tim sẽ giúp chúng ta có cơ hội điều trị và khả năng phục hồi tốt hơn. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các triệu chứng báo hiệu cho thấy bạn có nguy cơ suy tim!

4 triệu chứng báo hiệu bạn có nguy cơ Suy tim

1. Suy tim là gì?

Suy tim là là hậu quả của những tổn thương hay rối loạn chức năng tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc không đủ khả năng tống máu (suy tim tâm thu). [1]

Suy tim không có nghĩa là tim ngừng hoạt động. Đúng hơn, nó có nghĩa là tim hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, máu di chuyển qua tim và cơ thể với tốc độ chậm hơn và áp lực trong tim tăng lên.

Kết quả là tim không thể bơm đủ máu mang oxy và chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách căng ra chứa nhiều máu hơn để bơm khắp cơ thể hoặc các mô tim trở nên cứng và dày lên. Tim ngày càng hoạt động kém hiệu quả và suy yếu dần.

2. Các triệu chứng báo hiệu bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tim

Nếu bạn bị suy tim, có thể bạn sẽ không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng suy tim có thể xuất hiện liên tục, hoặc cũng có thể đến và biến mất. Mức độ trầm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào mức độ suy tim. [3] Các triệu chứng có thể bao gồm:

2.1. Khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng.

Bạn có thể gặp khó thở khi vận động hoặc khó thở khi nghỉ ngơi. Hoặc xảy ra khi nằm thẳng trên giường khiến bạn phải ngồi dậy cúi người ra trước. Khó thở có thể xảy ra đột ngột và gây đánh thức bạn khi đang ngủ. [3]

Khó thở trong suy tim là do máu ứ đọng trong phổi gây tắc nghẽn

Khó thở trong suy tim là do máu ứ đọng trong phổi dẫn đến trao đổi khí kém, hay còn gọi là hiện tượng “chết duối trên cạn”.

Tình trạng ứ dịch ở phổi trong Suy tim cũng có thể gây ra ho khan hoặc thở khò khè. Ho kèm theo đàm màu trắng hoặc hồng là các chất lỏng ứ ở trong phổi (3)

2.2 Phù nề

Bơm máu kém hiệu quả khiến thận phản ứng gây ra tình trạng giữ nước trong các mô; dẫn đến sưng mắt cá chân, chân và bụng (gọi là phù nề) và tăng cân. Điều này cũng có thể khiến nhu cầu đi tiểu đêm tăng lên khi cơ thể cố gắng loại bỏ lượng chất lỏng dư thừa này (2)(3)


Triệu chứng phù chân là do dịch trong mao mạch thoát ra ngoài

2.3 Chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược

Máu ít đến các cơ quan khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt cả ngày, ngay cả các hoạt động vận động bình thường hằng ngày. Máu lên não ít hơn có thể gây chóng mặt hoặc lú lẫn. (2)

Chóng mặt kèm theo mệt mỏi cho thấy hoạt động của tim có thể kém hiệu quả

2.4 Nhịp tim nhanh hoặc không đều

Tim đập nhanh hơn để bơm đủ máu cho cơ thể. Điều này có thể gây ra nhịp tim nhanh hoặc không đều. (2)

Bên cạnh suy tim, Tăng huyết áp và Tăng huyết áp kháng trị cũng là những tình trạng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Có lẽ bạn đã từng nghe qua Tăng huyết áp, thế nhưng Tăng huyết áp kháng trị là gì? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm kiếm câu trả lời qua video ngắn sau:

Những điều cần biết về Tăng huyết áp kháng trị

Kết luận:

Nếu bạn bị suy tim, bạn có thể có một hoặc tất cả các triệu chứng này, hoặc cũng có thể không có triệu chứng nào, được phát hiện ngẫu nhiên khi khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, các triệu chứng có thể không liên quan đến mức độ suy tim. Bạn có thể có nhiều triệu chứng nhưng chức năng tim của bạn có thể chỉ bị suy yếu nhẹ. Hoặc tình trạng tổn thương nghiêm trọng hơn nhưng lại có ít triệu chứng. (2)

Trên đây là những triệu chứng báo hiệu bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tim, hiểu biết các triệu chứng này sẽ giúp bạn nhận biết sớm tình trạng tim mạch của mình và người thân xung quanh. Hãy thường xuyên thăm khám kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên để luôn có một trái tim khỏe mạnh bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. Hội Tim mạch học Việt Nam, “Định nghĩa và phân loại Suy tim”
  2. “Congestive Heart Failure and Heart Disease”
  3. American Heart Association, “Warning Signs of Heart Failure”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm