Suy tim cấp và những điều cần biết để tránh tai họa

Suy tim cấp là tình trạng khả năng co bóp của cơ tim đã bị giới hạn rất nhiều. Từ đó dẫn đến những triệu chứng liên quan như giảm khả năng cung cấp máu cho các cơ quan khác, ứ máu ở phổi dẫn đến khó thở. Bạn hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo suy tim cấp nhé.

>> Sơ cứu nhồi máu cơ tim: Làm sao cho đúng cách?

>> Bệnh nhân mắc bệnh Tăng huyết áp nên uống thuốc càng nhiều càng tốt?

Suy tim cấp và những điều cần biết để tránh tai họa

1. Các triệu chứng của suy tim cấp

1.1 Khó thở

Đây là triệu chứng thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị suy tim cấp. Biểu hiện thông thường là bệnh nhân sẽ khó thở ngày một tăng dần, diễn tiến có thể nhanh chóng trong 1 vài tiếng cho đến một vài ngày. Bệnh nhân thường phải ngồi để thở  (1)

Ở những đối tượng đã có suy tim mạn tính trước đó thì triệu chứng khó thở này có thể xuất hiện từ rất sớm, lên đến hàng năm trước khi suy tim cấp diễn ra. Đối với nhóm bệnh nhân này, ban đầu họ sẽ cảm thấy mình yếu dần, nguyên do là vì tim suy nên họ gắng sức không nổi.

Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân sẽ không nằm đầu ngang để ngủ được, họ thường kê đầu bằng nhiều gối. Và khi biểu hiện đã rõ ràng, bệnh nhân thường sẽ có những đợt khó thở đột ngột khi đang ngủ, phải ngồi dậy để thở – đây là những đợt báo hiệu rằng suy tim đã diễn tiến nặng.  (1)

1.2 Khạc ra bọt màu hồng

Đây là một dấu hiệu nguy kịch hàng đầu của suy tim cấp. Việc này chứng tỏ phổi của bệnh nhân chứa rất nhiều nước khiến oxy không thể đi vào mô phổi được.  (1)

Tình trạng mô phổi chứa đầy dịch còn có tên gọi khác là phù phổi cấp

Da của bệnh nhân trong tình cảnh khó thở do suy tim cấp thường ẩm ướt. Hai chân có thể bị sưng phù, đôi khi có phù da bìu, bụng to.  (1)

1.3 Tri giác

Bệnh nhân hốt hoảng, vật vã, sau đó trạng thái lơ mơ. Sờ tay chân thấy lạnh. Khi đo huyết áp sẽ thấy HA thấp (ban đầu có thể HA cao)

1.4 Các biểu hiện khác

Thường gợi ý nguyên nhân gây ra tình trạng suy tim cấp như đau ngực, ho, sốt, huyết áp đo cao, tim đập loạn nhịp… (1)

2. Nguyên nhân gây ra suy tim cấp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy tim cấp, tuy nhiên, có 6 nguyên nhân thường gặp nhất:

2.1 Nhồi máu cơ tim cấp

Tình trạng cơ tim bị thiếu máu kéo dài sẽ dẫn đến chết tế bào cơ tim. Khi có quá nhiều tế bào cơ tim chết đi, tim sẽ không co bóp nổi, dẫn đến suy tim. Biểu hiện thường gặp của nhồi máu cơ tim là đau ngực, tuy nhiên, khó thở cũng có thể là biểu hiện ban đầu của nhồi máu cơ tim cấp. (2)

2.2 Tăng huyết áp

Khi huyết áp tăng quá cao, tim sẽ phải co bóp mạnh hơn bình thường rất nhiều để đẩy máu vào trong động mạch. Ở những đối tượng bị suy tim mạn tính (chức năng co bóp tim đã kém từ đầu), một cơn Tăng huyết áp có thể dẫn đến suy tim cấp. Biểu hiện suy tim cấp do Tăng huyết áp gây ra thường là khó thở. (2)

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây Suy tim cấp

2.3 Rối loạn nhịp tim

Để tim có thể co bóp hiệu quả, các tế bào cơ tim phải hoạt động đồng bộ. Sự loạn nhịp tim dẫn đến tim co bóp mất đồng bộ, nếu hiện tượng này xảy ra ở những đối tượng suy tim mạn tính sẽ dễ dàng gây ra suy tim cấp. (2)

2.4 Nguyên nhân cơ học

Vỡ thành cơ tim (thường do nhồi máu cơ tim cấp, cũng có thể do vết thương từ ngoài đâm vào tim), hoặc chấn thương ngực, mổ tim,… Các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của tim dễ dàng gây ra suy tim cấp, bất kể bệnh nhân có bị suy tim mạn tính trước đó hay không. (2)

2.5 Tắc mạch phổi

Là một nguyên nhân thường bị bỏ quên trong các trường hợp suy tim cấp. Chủ yếu vì biểu hiện của tình trạng này không quá rõ ràng. Tắc mạch phổi thường gặp ở những đối tượng ung thư, nằm liệt tại giường vài ngày – hàng tuần, sử dụng thuốc tránh thai,… Khi mạch phổi bị tắc nghẽn quá nhiều, sẽ không có máu đi từ phổi về tim, dẫn đến suy tim. (2)

Tắc mạch phổi là nguyên nhân thường bị bỏ qua trong các trường hợp Suy tim cấp

2.6 Nhiễm trùng

Ở các trường hợp nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng huyết, nhu cầu cung cấp máu, oxy đến các cơ quan sẽ tăng cao. Việc này dẫn đến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường. Vấn đề này dễ dàng làm tình trạng suy tim mạn tính diễn tiến nặng và trở thành cấp tính. (2)

3. Yếu tố khiến suy tim cấp nặng dần

Suy tim cấp có biểu hiện rất cấp tính, bệnh nhân thường khó thở, vật vã, lo âu. Do đó, bệnh lý sẽ diễn tiến nặng dần khi điều trị chậm trễ.

Ngoài ra, vấn đề chẩn đoán nguyên nhân suy tim cấp nếu bị bỏ quên, và không được điều trị tích cực thì chắc chắn bệnh lý sẽ ngày càng xấu dần.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân của Suy tim cấp.Vậy tại sao bạn không kiểm soát ngay giai đoạn Tiền Tăng huyết áp để hạn chế nguy cơ phát triển thành Tăng huyết áp? Video ngắn sau sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh tình trạng Tiền Tăng huyết áp này nhé!

Suy tim cấp là một tình trạng nguy kịch, đòi hỏi chẩn đoán và điều trị một cách rất tích cực. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra mà có thể điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật. Khi có những dấu hiệu như khó thở, mệt nhiều, vã mồ hôi, tay chân lạnh mát thì phải đưa bệnh nhân vào khoa cấp cứu gần nhất để ngăn không cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Nguồn tham khảo:
1. 2016 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure, European Heart Journal (2016) 37, 2129–2200.
2. Clinical profiles of patients with acute heart failure, Ponikowski P et al. Eur J Heart Fail. 2016; 18(8):891-975. DOI: 10.1002/ejhf.592.

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm