Các cấp độ của bệnh Suy tim và cách nhận biết

Suy tim là biến chứng phần lớn của các bệnh tim. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong chính của hầu hết bệnh tim. Việc nhận thức sớm tình trạng suy tim, các cấp độ suy tim, tìm hiểu nguyên nhân bệnh nhằm chữa tận gốc rất cần thiết trong điều trị bệnh nhân suy tim.

>> Triệu chứng Suy thận ở nam giới cần phát hiện sớm

>> Bí quyết vàng trong chăm sóc bệnh nhân Suy tim

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về suy tim cũng như các cấp độ suy tim ngay sau đây nhé!

Các cấp độ của bệnh Suy tim và cách nhận biết 2
Các cấp độ của bệnh Suy tim và cách nhận biết

1.   Suy tim là gì?

Suy tim là tình trạng bệnh lý mà không đủ lượng máu được tim bơm đi để cung cấp oxy cho cơ thể. Đó là hậu quả của việc tổn thương cấu trúc của tim hoặc rối loạn các chức năng cơ tim dẫn đến không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu đi. Không có đủ lưu lượng máu, tất cả các chức năng chính của cơ thể đều bị gián đoạn. (1)

Suy tim có thể xảy ra ở bên trái, bên phải hoặc là ở cả 2 bên của quả tim. Đây có thể là tình trạng cấp tính (ngắn hạn) hoặc mãn tính (liên tục). (2)

2.   Nguyên nhân và yếu tố thúc đẩy của suy tim?

2.1 Nguyên nhân suy tim

Nguyên nhân phổ biến nhất của suy tim là bệnh động mạch vành và bệnh Tăng huyết áp. Các bệnh lý khác có thể dẫn đến suy tim bao gồm: (2)

  • Các vấn đề liên quan đến van tim như hẹp và hở van tim
  • Các bệnh lý về cơ tim như: bệnh cơ tim phì đại, bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim hạn chế.
  • Các bệnh tim bẩm sinh như: thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch…
  • Các bệnh lý mạn tính như: bệnh lý phổi mạn, đái tháo đường, thiếu máu mạn Khí phế thủng
  • Vấn đề về tuyến giáp: Suy giáp, cường giáp
  • Các tác nhân gây độc trên tim có thể bao gồm: Các thuốc hóa trị liệu (Anthacycline, Doxorubicin, Cyclophosphamide, Trastuzumab…), Cocain, Amphetamine, rượu, v.v.
  • Thiếu Vitamin B1

2.2 Các yếu tố thúc đẩy suy tim

Ngoài ra những nguyên nhân gây suy tim, bệnh nhân cần phải để ý đến các yếu tố thúc đẩy khiến tình trạng suy tim diễn ra nhanh chóng và trầm trọng. Dựa vào các yếu tố này để xác định hướng điều trị cũng như chủ động phòng tránh tình trạng suy tim trở nên nặng hơn.

Các cấp độ của bệnh Suy tim và cách nhận biết 1
Bệnh nhân cần phải để ý đến các yếu tố thúc đến tình trạng Suy tim

Các yếu tố thúc đẩy suy tim, bao gồm: (1)

  • Thói quen ăn mặn
  • Không tuân thủ điều trị dùng thuốc, tự ý ngừng hoặc giảm liều thuốc
  • Đã từng có nhồi máu cơ tim hoặc đang được chẩn đoán thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim (nhanh, chậm).
  • Thiếu máu mạn
  • Khởi đầu sử dụng các thuốc có thể làm nặng suy tim như: Ức chế Canxi (Verapamil, Diltiazen), Ức chế thụ thể beta, kháng viêm không Steroid, các thuốc chống loạn nhịp, v.v.
  • Uống rượu.
  • Huyết áp tăng cao không kiểm soát

3. Các cấp độ suy tim và nhận diện các triệu chứng của suy tim?

3.1 Các cấp độ của suy tim

Các cấp độ suy tim (phân độ suy tim theo chức năng) của Hội Tim mạch New York NYHA dựa trên sự đánh giá mức độ các hoạt động thể lực và các biểu hiện của bệnh nhân, được chia thành 4 mức độ, bao gồm: (3)

  • Suy tim độ I: Không hạn chế – Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở, hồi hộp.
  • Suy tim độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực – Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi; vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, khó thở, hồi hộp, đau ngực.
  • Suy tim độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực – Mặc dù bệnh nhân khỏe mạnh khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ sẽ có triệu chứng cơ năng
  • Suy tim độ IV: Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng có thể làm các triệu chứng cơ năng gia tăng.

3.2 Các dấu hiệu giúp nhận diện suy tim

Các cấp độ của bệnh Suy tim và cách nhận biết
Khó thở khi gắng sức là triệu chứng phổ biển của Suy tim

Việc nhận diện các triệu chứng cơ năng của bệnh tim là quan trọng để nhận định sớm và phân độ đúng cho các cấp độ suy tim. Triệu chứng cơ năng được nhắc đến bao gồm: (4)

  • Khó thở gắng sức
  • Khó thở phải ngồi
  • Khó thở kịch phát về đêm
  • Mệt mỏi thường xuyên
  • Phù chân
  • Đau bụng, chướng hơi
  • Hồi hộp
  • Choáng, dễ ngất xỉu

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh Suy tim. Vì vậy, Ngày Đầu Tiên sẽ mang đến các bài tập đi bộ dành riêng cho bệnh nhân Tăng huyết áp để bạn cũng như những người thân có thể quản lý và kiểm soát huyết áp một cách toàn diện qua video sau:

Bài tập đi bộ dành riêng cho bệnh nhân Tăng Huyết Áp

Trong thực tế, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cần phối hợp đánh giá, xác định một cách toàn diện về mức độ nặng của bệnh, nguyên nhân gây bệnh, yếu tổ thúc đẩy cũng như giai đoạn bệnh… Vì thế bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị, khám sức khỏe định kỳ, điều này giúp bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị cụ thể và tiên lượng tốt nhất cho từng bệnh nhân.

Nguồn tham khảo:
1. Hội Tim Mạch Học Việt Nam, “Định nghĩa và Phân loại suy tim”
2. Kristeen Moore, “Heart Failure”
3. Hội Tim Mạch Học Việt Nam, “Phân độ suy tim”
4. Pulmonary Factors limiting Exercise Capacity in Patients with Heart Failure. Prog. Cadiovasc. Dis. 37: 347, 1995

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm