Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát?

Tăng huyết áp nguyên phát là một trong những loại Tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất. Những người mắc bệnh Tăng huyết áp loại này thường phải uống thuốc kéo dài và dường như là suốt đời. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

>> Huyết áp tâm thu, Huyết áp tâm trương và những điều bạn chưa biết?

>> Vì Sao Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Cần Tuân Thủ Điều Trị?

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tham khảo về bệnh lý Tăng huyết áp nguyên phát qua bài viết sau đây.

Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát 5
Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát

1. Tăng huyết áp nguyên phát là gì?

Tăng huyết áp nguyên phát hoặc vô căn được định nghĩa là tình trạng huyết áp tăng, trong đó không xuất hiện các nguyên nhân thứ phát. Chẳng hạn như bệnh mạch máu, bệnh thận, u pheochromocytoma, tăng aldosteron. Hoặc các nguyên nhân khác gây tăng huyết áp thứ phát như thuốc, có thai, chất kích thích,… (1)

Tăng huyết áp vô căn chiếm 95% tổng số các trường hợp tăng huyết áp. Tăng huyết áp thực chất là một rối loạn không đồng nhất. Với những bệnh nhân khác nhau có thể có các yếu tố căn nguyên khác nhau dẫn đến huyết áp cao. Theo đó, huyết áp của bệnh nhân được định nghĩa là tăng khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. (1)

2. Những dấu hiệu của Tăng huyết áp nguyên phát

Những dấu hiệu của Tăng huyết áp vô căn hay nguyên phát thường rất khó nhận biết một cách rõ ràng. Người bệnh có thể tình cờ phát hiện mình bị Tăng huyết áp khi khám sức khỏe tổng quát. Hoặc khi người bệnh đi khám vì một bệnh lý khác nhưng lại phát hiện huyết áp tăng. (2)

Một số dấu hiệu có thể xuất hiện gợi ý tình trạng Tăng huyết áp bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Chảy máu cam.
  • Nóng bừng mặt, bốc hỏa.
  • Chóng mặt
  • Đau ngực
  • Xây xẩm.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.

Những triệu chứng này cần được điều trị ngay lập tức. Chúng không xảy ra ở tất cả mọi người bị Tăng huyết áp, nhưng những triệu chứng ấy khi xảy ra rõ rệt có thể đe dọa đến tính mạng. (2)

Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát 4
Đo huyết áp thường xuyên là cách tốt nhất để phát hiện tăng huyết áp

Cách tốt nhất để biết liệu bạn có bị Tăng huyết áp hay không là đo huyết áp thường xuyên. Đặc biệt đối với một số người có yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp như:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh Tăng huyết áp, bệnh tim mạch.
  • Người đang bị bệnh đái tháo đường.
  • Rối loạn lipid máu.
  • Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.
  • Những người có huyết áp dao động lên xuống thường xuyên.
  • Bị rối loạn thần kinh thực vật.
  • Có khối u ở tuyến yên, tuyến thượng thận,… (2)

3. Bệnh Tăng huyết áp nguyên phát có nguy hiểm?

Bệnh Tăng huyết áp vô căn hay Tăng huyết áp nói chung nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Bao gồm:

Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

Huyết áp cao có thể gây ra cứng và dày động mạch (xơ vữa động mạch). Tình trạng này có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não hoặc xuất huyết não rất nguy hiểm. (3)

Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát 3
Tăng huyết áp có thể gây ra biến chứng đột quỵ

Phình mạch

Huyết áp tăng có thể làm cho các mạch máu của bạn yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. Nếu túi phình bị vỡ, nó có thể nguy hiểm đến tính mạng. (3)

Suy tim

Để bơm máu chống lại áp suất cao hơn trong mạch, tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này làm cho các thành của buồng tim dày lên (phì đại tâm thất trái). Cuối cùng, cơ tim có thể gặp khó khăn trong việc bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, dẫn đến suy tim. (3)

Biến chứng mạch máu

Các mạch máu trong thận bị suy yếu và thu hẹp. Điều này có thể ngăn cản các thận hoạt động bình thường dẫn đến tổn thương thận và suy thận. Các mạch máu trong mắt dày lên, thu hẹp hoặc vỡ. Điều này có thể dẫn đến suy giảm thị lực. (3)

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng này là một tập hợp các rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Bao gồm tăng vòng eo, rối loạn lipid máu, tăng tình trạng kháng insulin. Những rối loạn này khiến người bệnh tăng nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường, bệnh tim mạch và đột quỵ. (3)

Rối loạn trí nhớ

Các động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến sa sút trí tuệ do mạch máu. Đột quỵ làm gián đoạn lưu lượng máu lên não cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ, giảm trí nhớ. (3)

Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát 2
Tăng huyết áp có thể gây rối loạn trí nhớ

4. Cách phòng ngừa Tăng huyết áp nguyên phát

Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh Tăng huyết áp vô căn bao gồm:

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Để giúp kiểm soát huyết áp, bạn nên hạn chế lượng natri (muối) ăn vào và tăng lượng kali trong chế độ ăn. Điều quan trọng là ăn thực phẩm ít chất béo hơn, cũng như nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. (4)

Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát 1
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa Tăng huyết áp

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và giảm huyết áp. Bạn nên cố gắng tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần. Hoặc tập thể dục nhịp điệu cường độ cao trong 1 giờ 15 phút mỗi tuần. (4)

Giữ mức cân nặng hợp lý

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp bạn kiểm soát huyết áp cao và giảm nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác. (4)

Hạn chế rượu bia

Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nó cũng bổ sung thêm calo, có thể gây tăng cân. Đàn ông không nên uống quá hai ly mỗi ngày và phụ nữ chỉ nên uống một ly. (4)

Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá làm tăng huyết áp và khiến bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim và đột quỵ. Nếu bạn không hút thuốc thì tuyệt đối không nên thử. Đối với những người đã hút thuốc thì hãy cố gắng cắt giảm lượng thuốc hút và tiến tới bỏ thuốc hoàn toàn. (4)

Quản lý căng thẳng

Học cách thư giãn và quản lý căng thẳng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn và giảm huyết áp cao. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng bao gồm tập thể dục, nghe nhạc, thiền định, yoga,… (4)

Thế nào là Tăng huyết áp nguyên phát
Người bệnh cận giữ tinh thần thoải mái

Quá trình chăm sóc bệnh nhân Tăng huyết áp không thể không nhắc đến các bài tập thể dục thể thao. Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu những môn thể thao mà người bệnh Tăng huyết áp có thể tham gia thông qua video ngắn sau đây:

Tăng huyết áp – Bạn có thể chơi những môn thể thao nào?

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh Tăng huyết áp nguyên phát. Cũng như nắm được những nguy hiểm của căn bệnh này. Mục đích là để điều trị bệnh kịp thời nếu đã mắc bệnh. Cũng như có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả nếu chưa mắc bệnh.

Nguồn tham khảo:

  1. Oscar A. Carretero and Suzanne Oparil, “Essential Hypertension”
  2. Kimberly Holland, “Everything You Need to Know About High Blood Pressure (Hypertension)”
  3. MayO Clinic Staff, “High blood pressure (hypertension)”
  4. Medline Plus Staff, “How to Prevent High Blood Pressure”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm