Cách phòng tránh Đột quỵ

Não của bạn kiểm soát mọi thứ bạn làm, cảm giác, suy nghĩ và trí nhớ. Khi các tế bào não bị tổn thương hoặc bị phá hủy, chúng sẽ không thể thực hiện được chức năng của mình. Đột quỵ chính là nguyên nhân gây tổn thương não nghiêm trọng xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não gián đoạn do tắc nghẽn hoặc chảy máu. Vậy làm thế nào để phòng ngừa tình trạng nguy hiểm này. Hãy cùng tìm hiểu thong qua bài viết dưới đây. 

Cách phòng tránh Đột quỵ 3
Cách phòng tránh Đột quỵ

1. Triệu chứng của đột quỵ

  • Khuôn mặt: méo 1 bên, không thể cười, miệng hoặc mắt bị sụp xuống. 
  • Cánh tay: liệt hoặc yếu một bên. 
  • Lời nói: nói ngọng, không thành câu, không nói chuyện được mặc dù tỉnh táo, gặp khó khăn khi hiểu những gì người khác nói.
Cách phòng tránh Đột quỵ 2
Dấu hiệu của Đột quỵ

2. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến cho đột quỵ

  • Tuổi: nguy cơ của bạn tăng lên khi bạn lớn tuổi
  • Giới tính: nam giới dễ bị đột quỵ hơn
  • Lối sống: hút thuốc, béo phì, sử dụng rượu hay chất gây nghiện, sử dụng thuốc ngừa thai
  • Bệnh lý: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim gây rối loạn nhịp (rung nhĩ)
  • Tiền sử gia đình có đột quỵ hoặc bệnh tim mạch.

3. Phòng tránh đột quỵ

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên:nếu huyết áp của bạn cao, hãy khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Kiểm tra đường huyết định kỳ: đặc biệt nếu gia đình có người bị đái tháo đường, nếu đường huyết của bạn cao, hãy khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Cách phòng tránh Đột quỵ 1
Kiểm tra huyết áp định kỳ giúp ngăn ngừa Đột quỵ
  • Kiểm tra tim mạch tổng quát: bệnh van tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim như rung nhĩ có thể khiến cục máu đông chạy lên não, gây đột quỵ, nếu có hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm tra mỡ máu định kỳ: nhiều vấn đề về tắc nghẽn mạch mạch máu xảy ra trong tim và não do chất béo trong máu cao (cholesterol). Bạn nên thực hiện thay đổi chế độ ăn uống hoặc thuốc cần thiết để giảm cholesterol, đặc biệt là loại LDL. Ăn thực phẩm ít cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thịt nạc, sữa không béo và bánh mì ngũ cốc.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: béo phì tự nó là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ và cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao, bệnh tim và đái tháo đường, (là những yếu tố nguy cơ đột quỵ). 
  • Tập thể dục thường xuyên: giúp máu của bạn lưu thông và trái tim của bạn khỏe mạnh. Mục tiêu là 30 phút mỗi ngày, năm ngày một tuần. Nhưng ngay cả 10 phút tập thể dục mỗi ngày cũng mang lại lợi ích cho sức khỏe. 
Cách phòng tránh Đột quỵ
Tập thê dục thường xuyên giúp trái tim khoẻ mạnh
  • Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại: hút thuốc có thể làm tổn thương các mạch máu cũng như tim. Nó cũng có thể làm tăng huyết áp và giảm cung cấp oxy từ phổi, và nó dẫn đến các bệnh sức khỏe khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ. 
  • Uống ít rượu: ngay cả một hoặc hai ly mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ. 
  • Giảm căng thẳng: căng thẳng có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và tăng huyết áp cũng như gây ra nhịp tim bất thường.

Nguồn tham khảo:

  1. American Stroke Association. “About Stroke”
  2. Hoàng Khánh(1999), “Một số yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não ở người lớn tại Huế”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo tai biến mạch máu não lần hai các tỉnh phía Nam 17-9-1999, số 3, tr. 53-56.
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm