Suy thận mạn: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Suy thận mạn là tình trạng mất dần chức năng thận dẫn đến cần điều trị thay thế thận. Đây là tình trạng bệnh lý nguy hiểm và thường không phục hồi, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng suy chức năng thận ngày một nặng hơn.  Suy thận mạn có nhiều nguyên nhân. Một vài nguyên nhân trong số đó bạn có thể phòng tránh được.

>> 7 Sai Lầm Thường Mắc Phải Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp

>> Bệnh nhân mắc bệnh Tăng huyết áp nên uống thuốc càng nhiều càng tốt?

Chúng ta hãy xem bài viết bên dưới để biết thêm về bệnh này nhé.

Suy thận mạn nguyên nhân, chẩn đoán và diều trị 3
Suy thận mạn nguyên nhân, chẩn đoán và diều trị

1. Suy thận mạn là gì?

Bệnh Suy thận mạn là một tình trạng mất dần chức năng thận trong thời gian dài.

Phân loại Suy thận mạn năm 2012 của KDIGO khuyến nghị chi tiết về nguyên nhân của Suy thận mạn và phân loại thành 6 loại dựa trên mức lọc cầu thận. Nó cũng bao gồm việc phân loại dựa trên tỷ lệ albumin-creatinine niệu tính bằng (mg/gm) hoặc (mg/mmol) trong một mẫu nước tiểu “tại chỗ-đầu tiên” vào buổi sáng sớm. [2]

Phân loại dựa trên mức độ lọc cầu thận GFR [1]
Phân loạiChỉ số (mL/phút/1,73m2)
G1≥ 90
G260 – 89
G3a45 – 59
G3b30 – 44
G415 – 29
G5< 15 hoặc phải điều trị thay thế thận
Phân loại dựa trên tỷ lệ albumin-creatinine (ACR) [1]
Phân loạiChỉ số (mg/gm hoặc mg/mmol)
A1< 30 mg / gm (< 3,4 mg / mmol)
A230 – 299 mg / gm (3,4 đến 34 mg / mmol)
A3> 300 mg / gm (> 34 mg / mmol).

2. Nguyên nhân gây Suy thận mạn

Các nguyên nhân của gây nên tình trạng Suy thận mạn rất đa dạng. Một số nguyên nhân được phổ biến nhất gây nên bệnh Suy thận mạn như sau:

  • Đái tháo đường tuýp 2 (30% đến 50%)
  • Đái tháo đường tuýp 1 (3,9%)
  • Tăng huyết áp (27,2%)
  • Viêm cầu thận nguyên phát (8,2%)
  • Viêm thận mô kẽ mãn tính (3,6%)
  • Bệnh di truyền hoặc bệnh u nang (3,1%)
  • Viêm cầu thận thứ phát hoặc viêm mạch (2,1%)
  • Rối loạn tế bào huyết tương hoặc ung thư
  • Bệnh thận hồng cầu hình liềm (SCN) chiếm ít hơn 1% bệnh nhân Suy thận mạn ở Hoa Kỳ [1]
Suy thận mạn nguyên nhân, chẩn đoán và diều trị 2
Nguyên nhân gây suy thận rất đa dạng

Bệnh Suy thận mạn có thể là hậu quả của bệnh lý ở bất kỳ ba loại nào sau đây:

  • Trước thượng thận (giảm áp lực tưới máu thận)
  • Tại thận (bệnh lý về mạch, cầu thận hoặc ống-kẽ)
  • Sau thượng thận (tắc nghẽn).
  • Một số bệnh lý có thể được kiểm soát sẽ được giới thiệu trong phần điều trị và quản lý Suy thận mạn bên dưới [1]

3. Triệu chứng của bệnh Suy thận mạn

Giai đoạn đầu của bệnh Suy thận mạn không có triệu chứng và các triệu chứng biểu hiện nào cho đến khi nó đã ở giai đoạn 4 hoặc 5. Tức là lúc đó hầu như đã quá trễ.
Bệnh Suy thận mạn thường được phát hiện sớm một cách tình cờ, trong đó xét nghiệm chức năng thận có sự giảm đáng kể. Thường bệnh nhân đi khám sức khỏe định kì hoặc được chỉ định kiểm tra chức năng thận khi có liên quan đến một số nguyên nhân đã nêu ở trên.
Bệnh Suy thận mạn chỉ được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, một số triệu chứng và dấu hiệu phổ biến ở các giai đoạn này của Suy thận mạn là:

  • Buồn nôn, nôn mửa. Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi và suy nhược. Giảm tinh thần.
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Thiểu niệu
  • Co giật cơ và chuột rút
  • Sưng bàn chân và mắt cá chân
  • Ngứa dai dẳng
  • Đau ngực do viêm màng ngoài tim do urê huyết
  • Khó thở do phù phổi do quá tải chất lỏng
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát


Các triệu chứng khi thăm khám thường không hữu ích và có thể bị bỏ qua vì nó dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể được phát hiện có các triệu chứng sau:

  • Sắc tố da thay đổi, có thể sạm đen hơn bình thường.
  • Các vết xước do ngứa ở chân, tay, ngực và bụng.
  • Tiếng cọ màng ngoài tim do viêm màng ngoài tim do urê huyết.
  • Tăng urê huyết, urê trong mồ hôi và có mùi mồ hôi đặc trưng.
  • Các thay đổi cơ bản của bệnh lý Tăng huyết áp cho thấy bệnh đã trở thành mạn tính. [1]
Suy thận mạn nguyên nhân, chẩn đoán và diều trị 1
Hình ảnh tổn thương cầu thận trong viêm thận tiến triển nhanh trên kính hiển vi, một trong những nguyên nhận gây suy thận mạn

4. Phòng ngừa và điều trị Suy thận mạn

4.1. Điều trị triệt để nguyên nhân có thể đảo ngược của suy thận

Một vài nguyên nhân gây Suy thận mạn có thể điều trị triệt để và sau đó chức năng thận có thể trở về bình thường. Vì vậy, cần xác định và can thiệp các nguyên nhân có thể khắc phục được của tổn thương thận như: nhiễm trùng, sỏi thận, thuốc làm giảm độ lọc cầu thận, các nguyên nhân hạ huyết áp như sốc, các trường hợp gây giảm thể tích tuần hoàn như nôn mửa, tiêu chảy…
Khi tìm ra được các nguyên nhân này, việc điều trị các nguyên nhân có thể giúp khôi phục độ lọc cầu thận. [1]

4.2. Ngăn chặn sự tiến triển của Suy thận mạn

  • Quản lý và kiểm soát tốt các yếu tố dẫn đến sự tiến triển của Suy thận mạn như: bệnh tăng huyết áp, protein niệu, nhiễm toan chuyển hóa và tăng lipid máu.
  • Hạn chế protein cũng đã được chứng minh là làm chậm sự tiến triển của Suy thận mạn.
  • Bổ sung bicarbonate để điều trị nhiễm toan chuyển hóa mãn tính cũng đã được chứng minh là có thể làm chậm tiến triển Suy thận mạn.
  • Ngừng hút thuốc lá cũng được chứng minh làm chậm sự tiến triển của bệnh Suy thận mạn.
  • Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết tích cực ở bệnh nhân Đái tháo đường đã được chứng minh là có thể trì hoãn sự phát triển của albumin niệu và cũng là sự tiến triển của albumin niệu thành protein niệu. [1]

4.3 Lưu ý trong quản lý bệnh Suy thận mạn

Một số thuốc có thể gây tổn hại cho chức năng thận. Một vài loại thuốc kháng sinh (như nhóm Aminoglycoside), kháng viêm nhóm NSAIDs có thể gây hại thận. Nếu đã có bệnh lý Suy thận mạn sẵn, việc dùng các loại thuốc này nên hạn chế hoặc cần phải tính toán liều dùng hợp lý.
Chuẩn bị liệu pháp thay thế thận. Các liệu pháp hỗ trợ chức năng thận như thẩm phân qua phúc mạc hay lọc máu, hoặc phải phẫu thuật thay thế/ ghép thận. [1]

Suy thận mạn nguyên nhân, chẩn đoán và diều trị
Hiểu rõ về bệnh suy thận mạn để có những biện pháp làm chậm tốc độ diễn tiến của bệnh và kiểm soát bệnh tốt hơn

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh Suy thận mạn. Qua đó, chúng ta có những cách để kiểm soát và quản lý căn bệnh nguy hiểm này. Làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh là vấn đề tiên quyết trong điều trị bệnh.


Nguồn tham khảo:

  1. Chronic Renal Failure, Satyanarayana R. Vaidya; Narothama R. Aeddula.
  2. Chronic kidney disease: identification and management in primary care, Simon DS Fraser and Tom Blakeman
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Tuân Trị Thế Giới 27.03.2025
Ngày Tuân Trị Thế Giới #WorldAdherenceDay được khởi xướng lần đầu tiên vào ngày 27/03/2025, đây là sáng kiến toàn cầu từ Liên đoàn Tim mạch Thế Giới (World Heart Federation) cùng với nhiều đơn vị, liên đoàn quốc tế khác chung tay hỗ trợ. Ngày Tuân Trị Thế Giới nhấn mạnh tầm quan trọnggreen
Xem thêm
4 cách thư giãn giúp bạn kiểm soát huyết áp
Cuộc sống với bệnh tăng huyết áp đã là một thử thách, khiến việc tận hưởng những điều bình thường trở nên khó khăn. Thêm vào đó, sự căng thẳng, một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hiện đại, khiến việc kiểm soát huyết áp trở nên phức tạp hơn.   Bạn đừng logreen
Xem thêm
10 câu hỏi về thuốc và cách sử dụng mà có thể bạn chưa biết
Đầu tiên, để sử dụng thuốc đúng cách, bạn phải luôn nhớ :  Tham khảo đơn thuốc của bác sĩ  Tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc  Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ, triệu chứng hoặc phản ứng bất thườnggreen
Xem thêm