Sơ cứu nhồi máu cơ tim: Làm sao cho đúng cách?

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một phần cơ tim không được nhận đủ máu nuôi. Cơn nhồi máu cơ tim xảy ra đột ngột, nếu không phát hiện kịp thời và sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, việc cấp cứu kịp thời sẽ cứu được mạng sống cho người bệnh.

>> 6 suy nghĩ sai lầm khi điều trị Tăng huyết áp

>> 5 nguy cơ nguy hiểm nếu bạn không kiểm soát Huyết áp

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu cách sơ cứu nhồi máu cơ tim ngay sau đây nhé!

Sơ cứu nhồi máu cơ tim: Làm sao cho đúng cách? 2
Sơ cứu nhồi máu cơ tim: Làm sao cho đúng cách?

Mức độ nguy hiểm của nhồi máu cơ tim

Bệnh động mạch vành là nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim (cơn đau tim cấp tính). Các triệu chứng chính của nhồi máu cơ tim bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Choáng váng hoặc ngất xỉu, có thể kèm đổ mồ hôi lạnh.
  • Cảm giác hụt hơi hay khó thở

Các triệu chứng khác trong cơn nhồi máu cơ tim có thể gặp phải như: mệt mỏi không rõ nguyên nhân, buồn nôn hoặc nôn. (1)

Sơ cứu nhồi máu cơ tim: Làm sao cho đúng cách? 1
Đau ngực là triệu chứng đặc trưng nhất trong nhồi máu cơ tim

Khi nhồi máu cơ tim xảy ra, cơ tim bị mất nguồn cung cấp máu. Mức độ tổn thương của cơ tim phụ thuộc vào vùng cơ tim và thời gian được điều trị. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến ngưng tim và gây tử vong.

Cơ tim của bạn phục hồi thường mất vài tuần để phục hồi. Mặc dù một phần cơ tim có thể đã bị tổn thương nặng, phần còn lại của cơ tim vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, do bị tổn thương, tim của bạn có thể bị suy yếu và không thể bơm máu nhiều như bình thường.

Với việc điều trị thích hợp và thay đổi lối sống về sau, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ tổn thương cơ tim thêm. (2)

2. Các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim

2.1 Gọi cấp cứu ngay lập tức

Bạn hãy gọi 115 nếu nhận thấy các triệu chứng của cơn đau tim ở chính mình hoặc người khác. Đến bệnh viện càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội điều trị sớm để giảm mức độ tổn thương cho cơ tim. Tại đây, bác sĩ sẽ giúp bạn xác định liệu có nhồi máu cơ hay không và quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.

Sơ cứu nhồi máu cơ tim: Làm sao cho đúng cách?
Bạn hãy gọi 115 ngay lập tức khi nhận thấy cơn đau tim xuất hiện

2.2 Giữ bình tĩnh

  • Yêu cầu người bệnh ngừng mọi hoạt động.
  • Trấn an sẽ giúp người bệnh bình tĩnh để giúp cơ tim sử dụng ít oxy hơn
  • Nới lỏng đồ trên người gây hạn chế hô hấp (Chẳng hạn cà vạt, vòng cổ và thắt lưng)

2.3 Theo dõi dấu hiệu

Nếu người bệnh có dấu hiệu ngừng thở hoặc không phản ứng, hoặc mạch ngừng đập, bạn hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo (hồi sức tim phổi) ngay lập tức để giúp tim hoạt động trở lại.

Nếu đã từng học lớp sơ cứu về thực hành hồi sức tim phổi, bạn có thể giúp đỡ cho đến khi nhân viên y tế đến hoặc khi người bệnh hồi tỉnh. Ngoài ra, nhân viên y tế qua điện thoại có thể hướng dẫn cách thực hiện hô hấp nhân tạo nếu bạn chưa biết. (3)

3. Lưu ý khi sơ cứu người bệnh

Bạn hãy nhớ rằng, cơ hội sống sót sau cơn đau tim càng cao nếu bắt đầu điều trị cấp cứu càng sớm. Bạn có thể gọi cấp cứu hoặc tìm cách đưa người bệnh đến cơ sở y tế điều trị chuyên khoa tim mạch gần nhất.

Trong trường hợp chỉ có một mình bạn ở nhà và cơn nhồi máu cơ tim xuất hiện, bạn đừng cố lái xe đến bệnh viện mà hãy gọi ngay cho cấp cứu Nhân viên y tế có thể bắt đầu chăm sóc cho bạn ngay khi họ đến.

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây Nhồi máu cơ tim. Như vậy, việc kiểm soát huyết áp có thể phần nào hạn chế sự xuất hiện của Nhồi máu cơ tim. Nhưng làm thế nào bạn có thể nhận biết mình bị Tăng huyết áp? Hãy cùng video ngắn sau và tìm ra câu trả lời cho mình nhé!

Làm sao tôi biết mình bị Tăng huyết áp?

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng khẩn cấp cần được sơ cứu kịp thời. Với những thông tin trên, Ngày Đầu Tiên hy vọng có thể cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để biết cách xử lý và điều trị kịp thời.


Nguồn tham khảo:

  1. Centers for disease control and prevention (CDC), “Heart Attack Symptoms, Risk, and Recovery”
  2. American Heart Association , “What is a Heart Attack?”
  3. Fairview, “First Aid: Heart Attacks”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Tuân Trị Thế Giới 27.03.2025
Ngày Tuân Trị Thế Giới #WorldAdherenceDay được khởi xướng lần đầu tiên vào ngày 27/03/2025, đây là sáng kiến toàn cầu từ Liên đoàn Tim mạch Thế Giới (World Heart Federation) cùng với nhiều đơn vị, liên đoàn quốc tế khác chung tay hỗ trợ. Ngày Tuân Trị Thế Giới nhấn mạnh tầm quan trọnggreen
Xem thêm
4 cách thư giãn giúp bạn kiểm soát huyết áp
Cuộc sống với bệnh tăng huyết áp đã là một thử thách, khiến việc tận hưởng những điều bình thường trở nên khó khăn. Thêm vào đó, sự căng thẳng, một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hiện đại, khiến việc kiểm soát huyết áp trở nên phức tạp hơn.   Bạn đừng logreen
Xem thêm
10 câu hỏi về thuốc và cách sử dụng mà có thể bạn chưa biết
Đầu tiên, để sử dụng thuốc đúng cách, bạn phải luôn nhớ :  Tham khảo đơn thuốc của bác sĩ  Tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc  Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ, triệu chứng hoặc phản ứng bất thườnggreen
Xem thêm