Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc mạch máu nuôi tim. Thông thường tình trạng này diễn ra cấp tính, có thể dẫn đến chết tế bào cơ tim, từ đó làm tim giảm khả năng co bóp. Bạn hãy cùng Ngày đầu tiên tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp để mau chóng tìm đến bệnh viện và được điều trị sớm nhất nhé.

>> Các dấu hiệu tố cáo bạn đang ăn mặn

>> Cách phòng ngừa đột quỵ mà bạn cần biết

Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp 3
Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp

1. Cách nhận biết các cơn nhồi máu cơ tim cấp

Nhồi máu cơ tim là tình trạng cơ tim bị thiếu máu cấp tính. Tuy nhiên, biểu hiện của nhồi máu cơ tim rất đa dạng, do đó đôi khi dễ bị bỏ sót.

1.1 Đau ngực

Là biểu hiện điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Đau ngực do đau tim thường không có cảm giác đau nhói. Bệnh nhân thường cảm thấy giống như có vật nặng đè ép lên ngực hoặc ai đó đang siết chặt lấy ngực. Đôi khi, nhồi máu cơ tim sẽ có cảm giác bỏng rát ở giữa ngực, với biểu hiện ợ hơi ợ chua tương tự bệnh lý viêm dạ dày – trào ngược dạ dày thực quản. (1)

Vị trí đau thường ở ngay giữa lồng ngực hoặc phần thấp của ngực trái. Đôi khi cơn đau lan ra sau lưng, lên cổ, xuống cẳng tay, bàn tay của bệnh nhân. Một số trường hợp bệnh nhân còn đau ở thượng vị.

Thời gian đau của nhồi máu cơ tim thường kéo dài trên 20 phút lên đến vài giờ, thậm chí là vài ngày. Mức độ cơn đau tùy thuộc mỗi người có những người đau vã mồ hôi, có những người chỉ đau ít.

Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp 2
Đau ngực là biểu hiện thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim

1.2 Khó thở

Đây là triệu chứng có thể do rất nhiều bệnh lý gây ra nên thường dễ gây nhầm lẫn. Các bệnh lý khác có thể gây triệu chứng khó thở tương tự bao gồm:

  • Phổi: Viêm phổi, bệnh màng phổi…
  • Tim: Suy tim, tràn dịch màng ngoài tim…
  • Bệnh lý thần kinh: Xuất huyết não, viêm não…
  • Bệnh lý cơ: Nhược cơ (cơ quá yếu, không thở nổi)
  • Các bệnh lý khác: thiếu máu, chuyển hóa, ngộ độc thuốc…

1.3 Rối loạn nhịp tim

Nhồi máu cơ tim có thể gây ra các trường hợp rối loạn nhịp tim (tim đập không đều, tim đập nhanh, tim đập chậm), hay thậm chí là ngưng tim (đột tử).

2. Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim được chia thành 5 nhóm nguyên nhân: (1)

2.1 Nhồi máu cơ tim nhóm 1

Nguyên nhân chính  là do mảng xơ vữa bị bong tróc khỏi mạch máu tim (mạch vành). Mảng xơ vữa là mảng lipid, xơ hóa nằm trong lòng mạch máu và bám vào thành mạch, khi mảng xơ vữa này bong ra sẽ làm tắc nghẽn mạch vành.

Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp 1
Mảng xơ vữa trong lòng mạch máu là nguyên nhân chủ yếu gây ra nhồi máu cơ tim

2.2 Nhồi máu cơ tim nhóm 2

Nguyên nhân do sự mất cân đối giữa cung và cầu của cơ tim. Trong những trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu đến tim, nhưng tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp,  điều này sẽ dẫn đến sự mất cân đối, suy yếu cơ tim.

2.3 Nhồi máu cơ tim nhóm 3 – 5

Nguyên nhân ở nhồi máu cơ tim nhóm 3 thường do bệnh động mạch vành cấp tính làm bệnh nhân đột ngột tử vong hoại tử cơ tim cấp tính. Đối với nhóm 4 và 5 thường có liên quan đến người bệnh đã đặt đặt stent mạch vành, bắc cầu mạch vành.

3. Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim cấp

• Chế độ ăn uống: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, dầu thực vật, giảm lượng muối ăn là điều được khuyến cáo trên nhiều hiệp hội trên thế giới để bảo vệ tim mạch.

Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim cấp
Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin nhu rau củ cùng với dầu thực vật tốt cho tim mạch

• Tập thể thao – giảm cân: Là 2 yếu tố thường đi chung với nhau. Việc giảm cân, giảm vòng eo và tăng cường vận động giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.

• Dừng hút thuốc và sử dụng rượu: Hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu có thể gây hại cho sức khỏe con người. Bạn nên sử dụng tối đa 2 lon bia với nam, 1 lon với nữ mỗi ngày.

• Sử dụng thuốc theo chỉ định: Bạn nên tuân thủ những điều mà bác sĩ yêu cầu. Những bệnh nhân Đái tháo đường, suy thận mạn, bệnh lý mạch máu… sẽ có những hướng dẫn riêng biệt.

Bên cạnh nhồi máu cơ tim cấp, Tăng huyết áp cũng là một kẻ giết người thầm lặng. Vậy bạn đã hiểu rõ về Tăng huyết áp chưa? Hãy để Ngày Đầu Tiên giải đáp những thắc mắc của bạn qua video ngắn sau:

Tăng huyết áp là gì?

Khi bị nhồi máu cơ tim cấp, bạn càng chần chờ thì tế bào tim sẽ bị hủy hoại càng nặng. Do đó, hãy tìm đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý. Việc phòng ngừa các bệnh lý tim mạch là xu hướng điều trị hiện nay giúp hạn chế rủi ro nặng nề và tốn kém trong điều trị.


Nguồn tham khảo:

  1. 2020 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes in patients presenting without persistent ST-segment elevation, European Heart Journal (2020) 00, 179
  2. Dyspnoea management in acute coronary syndrome patients treated with ticagrelor, Eur Heart J Acute Cardiovasc Care. 2015 Dec; 4(6): 555–560.
  3. Jan M. Pattanayak Eli V. Gelfand, Management of Acute Coronary Syndromes, Chapter 6 Complications of Acute Coronary Syndrome
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm