Phình động mạch chủ đáng sợ hơn bạn tưởng
Phình động mạch chủ là một khối phồng bất thường xảy ra ở thành mạch của động mạch chủ. Đặc biệt, phình động mạch chủ có thể gây ra những biến chứng nguy cấp, nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Mặc dù ngành y học đã có nhiều tiến bộ trong khoa học kĩ thuật (xong tần suất và tỉ lệ tử vong của bệnh lý phình động mạch chủ giảm không đáng kể theo thời gian). Tuy nhiên phình động mạch chủ vẫn là một vấn đề đáng quan tâm.
>> Biến chứng võng mạc do Tăng huyết áp có thể gây mù lòa
>> Cách xử lý khi bị Đột quỵ không phải ai cũng biết
Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như biến chứng đáng sợ của phình động mạch chủ ngay sau đây nhé!

1. Động mạch chủ là gì?
Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể của con người. Động mạch chủ xuất phát từ tim, sau đó chạy thành hình vòng cung trong ngực. Tiếp theo, động mạch chủ xuyên qua cơ hoành, đi dọc xuống vùng bụng. Ở vùng bụng, động mạch chủ nằm phía trước và bên trái cột sống. Tại đây, động mạch chủ phân nhánh để cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. (2)

2. Phình động mạch chủ đáng sợ như thế nào?
Trên thực tế, khi một túi phình động mạch chủ với kích thước nhỏ thường không gây ra những vấn đề trầm trọng. Tuy nhiên, phình động mạch có thể tiến triển âm thầm, không triệu chứng. Vì vậy, khi túi phình động mạch chủ phát triển quá lớn có thể rất nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa tính mạng.
Các biến chứng của phình động mạch chủ bao gồm:
- Phình bóc tách động mạch chủ: Bóc tách là khi xuất hiện một vết rách trên thành mạch của động mạch chủ. Lúc này máu chảy tràn qua những vết rách, gây ra sự bóc tách các lớp cấu tạo nên thành động mạch. Đây là biến chứng nguy hiểm đến tính mạng và cần phải phẫu thuật khẩn cấp.
- Vỡ phình động mạch chủ: Túi phình động mạch chủ vỡ thường tiến triển rất nhanh chóng, có thể gây tử vong, và cần được phẫu thuật khẩn cấp.
- Hình thành cục máu đông: Các cục máu đông có thể hình thành trong túi phình động mạch chủ. Những cục máu đông này có thể vỡ ra và di chuyển đến những cơ quan khác của cơ thể, gây tắc mạch tại các chi và nội tạng của cơ thể.
- Viêm quanh túi phình: Tình trạng viêm quanh túi phình động mạch chủ có thể rò rỉ vào các tạng xung quanh như ống tiêu hóa, phổi. (1)

3. Nguyên nhân gây phình động mạch
Hiện nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân hình thành phình động mạch chủ. Tuy nhiên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ phình động mạch chủ đã được xác định bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Tăng huyết áp (đặc biệt nếu không được điều trị hoặc không kiểm soát tốt)
- Xơ vữa động mạch (cholesterol cao)
- Bệnh động mạch vành
- Tuổi tác (phổ biến nhất ở những người trên 60 tuổi)
- Giới tính, phổ biến hơn ở nam giới
- Tiền sử gia đình
- Chấn thương vùng bụng hoặc ngực (có thể gây vỡ hoặc phình động mạch chủ tiến triển)
- Một số bệnh tim bẩm sinh hoặc di truyền (chẳng hạn như hội chứng Marfan, hội chứng Ehlers-Danlos và hội chứng Loeys-Dietz) (1)

4. Triệu chứng bệnh phình động mạch
Thực tế, có thể bạn sẽ không biết mình có bị phình động mạch chủ hay không. Bởi vì phình động mạch chủ thường không có triệu chứng, đặc biệt nếu (nhất là khi kích thước) túi phình nhỏ.
Khi phình động mạch lớn hơn, các triệu chứng có thể rõ ràng hơn. Các triệu chứng khác nhau một chút tùy thuộc vào việc đây là một chứng phình động mạch chủ ngực hay một chứng phình động mạch chủ bụng. (1)
4.1 Triệu chứng phình động mạch chủ ngực
Các triệu chứng của chứng phình động mạch chủ ngực bao gồm:
- Đau ngực
- Đau lưng
- Khàn tiếng
- Ho
- Khó thở, hụt hơi (1)
4.2 Triệu chứng phình động mạch chủ bụng
Các triệu chứng của phình động mạch chủ bụng bao gồm:
- Đau sâu trong bụng hoặc một bên của bụng
- Đau lưng hoặc bẹn
- Cảm giác mạch đập gần vùng rốn (1)

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh phình động mạch chủ, chứng ngưng thở lúc ngủ do tắc nghẽn đường thở cũng là một hiểm họa vô cùng nguy hiểm. Vậy bạn có mắc chứng bệnh này không?
Bài viết đã điểm qua những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng cũng như biến chứng của phình động mạch chủ. Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp giải đáp những thắc mắc và giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy xây dựng cho mình một lối sống khoa học, lành mạnh để đạt được sức khỏe tối ưu bạn nhé!
Nguồn tham khảo:
- The Heart Foundation Staff, “Aortic aneurysm”
- MayO Clinic Staff, “Aortic aneurysm”