Nhận biết cơn Tăng huyết áp cấp cứu để tránh hậu quả đáng tiếc

>> 7 Sai Lầm Thường Mắc Phải Ở Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp

>> Vì Sao Bệnh Nhân Tăng Huyết Áp Cần Tuân Thủ Điều Trị?

Tăng huyết áp cấp cứu là tình huống mà người bệnh có huyết áp tăng cao kịch phát kèm theo tổn thương cơ quan đích. Đây là dấu hiệu nguy hiểm vì đã xảy ra các biến chứng do Tăng huyết áp gây nên. Các biến chứng này có thể thoáng qua hoặc gây hại vĩnh viễn cho cơ quan thương tổn, có thể khiến người bệnh tàng phế.

Vậy Tăng huyết áp cấp cứu có nguy hiểm gì, triệu chứng bệnh và cách phòng ngừa như thếnào? Xin hãy xem bài viết bên dưới để hiểu thêm về bệnh Tăng huyết áp ngay nhé!

Nhận biết cơn Tăng huyết áp cấp cứu để tránh hậu quả đáng tiếc 1
Nhận biết cơn Tăng huyết áp cấp cứu để tránh hậu quả đáng tiếc

1. Tăng huyết áp cấp cứu là gì?

Hypertensive Emergency là thuật ngữ được dùng để chỉ một tình trạng mà bệnh nhân trong cơn Tăng huyết áp đột ngột, chỉ số huyết áp của bệnh nhân cao hơn so với huyết áp bình thường, kèm theo đó có các bằng chứng về tổn thương ở cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiến triển, thường đe doạ đến tính mạng. Định nghĩa này đã được cải tiến trong JNC 8 và nó cho phép các bác sĩ có thái độ xử trí huyết áp cao tích cực hơn.

Tổn thương cơ quan đích thường gặp là:

  • Bệnh não tăng huyết áp
  • Xuất huyết nội sọ.
  • Đột quỵ thiếu máu não, cơn thoáng thiếu máu não hay tai biến mạch máu não.
  • Nhồi máu cơ tim cấp
  • Suy thất trái cấp tính kèm phù phổi
  • Đau ngực không ổn định
  • Phình tách động mạch chủ
  • Suy thận cấp 
  • Sản giật

(JNC là Uỷ ban Quốc gia Hoa kỳ Joint National Committee, bản JNC 8 được công bố năm 2014). [1], [2]

2. Cách nhận biết cơn tăng huyết áp cấp cứu

Các thể của Tăng huyết áp cấp cứu:

  • Tăng huyết áp ác tính, đặc trưng bởi Tăng huyết áp nặng có kèm theo tổn thương đáy mắt (xuất huyết và/hoặc phù gai thị), bệnh lý vi mạch, và đông máu nội mạch rải rác, và có thể có kèm theo bệnh não do Tăng huyết áp (khoảng 15% trường hợp), suy tim cấp tính, hoặc suy thận cấp. Dấu hiệu nhận biết của thể này là sụ hình thành huyết khối ở các tiểu động mạch gây hoại tử ở thận, võng mạc và não. Thuật ngữ “ác tính” phản ánh tiên lượng rất xấu cho tình trạng này nếu không được điều trị.
  • Tăng huyết áp nặng kết hợp với các bệnh cảnh lâm sàng nặng khác mà đòi hỏi phải giảm huyết áp khẩn cấp, ví dụ như bóc tách động mạch chủ cấp tính, thiếu máu cơ tim cấp tính hoặc suy tim cấp tính… Tăng huyết áp nặng đột ngột do u tủy thượng thận (pheochromocytoma), có tổn thương cơ quan đích.
  • Phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp nặng hoặc tiền sản giật. [3]
Nhận biết cơn Tăng huyết áp cấp cứu để tránh hậu quả đáng tiếc 2
Đột quỵ là biến chứng thường gặp của Tăng huyết áp cấp cứu

Các bệnh cảnh lâm sàng thường đi kèm ở các trường hợp Tăng huyết áp cấp cứu, về lý thuyết bất kỳ cơ quan đích nào cũng có thể bị tổn thương. Tuy nhiên qua các nghiên cứu thống kê cho thấy có một số cơ quan dễ bị tổn thương hơn những cơ quan khác như hệ mạch vành và hệ thần kinh. Sự khác nhau này có liên quan đến cung lương máu từ tim mà mỗi cơ quan đích nhận được, tổng lượng tiêu thu oxy và cơ chế tự điều hòa của mỗi cơ quan đích. Do đó, biểu hiện của tăng huyết áp cấp cứu khá đa dạng, tuỳ thuộc tổn thương cơ quan đích. [3]

3. Xử trí cơn tăng huyết áp cấp cứu

Thực tế đòi hỏi cả sự cộng tác của người bệnh, thân nhân và bác sĩ.

Đối với bệnh nhân và người nhà

Nếu lần đầu phát hiện tăng huyết áp và có dấu hiệu bất thường, cần đảm bảo cho bệnh nhân được nhập viện cấp cứu.

Đối với người có bệnh tăng huyết áp mạn tính:

  • Điều quan trọng là tuân thủ việc điều trị. Bệnh nhân cần được dùng thuốc đúng liều, đúng giờ.
  • Khi phát hiện huyết áp tăng bất thường thì cần nhập viện ngay.
  • Khai báo với bác sĩ các trường hợp dị ứng thuốc, các thuốc đang sử dụng và các vấn đề cơ địa khác. [3][1]
Nhận biết cơn Tăng huyết áp cấp cứu để tránh hậu quả đáng tiếc 3
Tai biến mạch máu não do Tăng Huyết Áp gây tổn hại chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Khi bệnh nhân đi khám bác sĩ

  • Đối với các bệnh nhân được chẩn đoán là Tăng huyết áp cấp cứu cần phải xác định ngay cơ quan bị tổn thương và có biện pháp cứu nguy ngay cho cơ quan đó (ngoại việc ưu tiên hạ áp). Một số trường hợp có nguyên nhân Tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến điều trị như: mang thai.
  • Xác định thời gian và liệu pháp, phương pháp và loại thuốc cần dùng để đạt mục tiêu hạ áp.
  • Huyết áp cần hạ từ từ và hạ khoảng 25% trong giờ đầu. Hiện không có bằng chứng về lợi ích trong việc hạ nhanh huyết mà ngược lại việc hạ huyết áp nhanh quá có thể gây tổn thương cơ quan đích, thiếu máu thậm chí có thể hoại tử.
  • Cùng với đó, bác sĩ cần khám kĩ để đảm bảo ngăn chặn tổn thương cơ quan đích đang hiện hữu, phòng trừ các dấu hiệu tổn thương cơ quan đích khác.
  • Một số xét nghiệm khác cũng có thể được chỉ định để tìm các tổn thương hoặc dự báo các tổn thương tại các cơ quan đích khác. [3]
Nhận biết cơn Tăng huyết áp cấp cứu để tránh hậu quả đáng tiếc 4
Dùng thuốc đúng chỉ định để kiểm soát tốt huyết áp

Phụ nữ mang thai có thể gặp phải tình trạng tăng huyết áp nặng, tiền sản giật, thậm chí là Tăng huyết áp cấp cứu, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Sau đây Ngày Đầu Tiên sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp về Tăng huyết áp của những phụ nữ mang thai để bạn cũng như những người thân chăm sóc mẹ bầu tốt hơn:

Ba thắc mắc về tăng huyết áp phụ nữ mang thai luôn hỏi bác sĩ

Tăng huyết áp cấp cứu là trường hợp bệnh lý nguy hiểm gây những tai biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng sống của bạn. Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh và có thái độ đúng với mức nguy hiểm của bệnh.


Nguồn tham khảo:

  1. Guideline JNC 7
  2. Guideline JNC 8
  3. Guideline của ESH/ESC 2018 (Hội tim mạch Châu Âu)
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm