Mối liên hệ giữa ăn mặn và Tăng huyết áp

Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” của loài người với tỉ lệ mắc bệnh đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh các loại thuốc giúp kiểm soát tốt huyết áp, thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị Tăng huyết áp. Đặc biệt thói quen ăn mặn rất phổ biến ở người Việt Nam có thể dẫn đến Tăng huyết áp.

>>> Nguyên nhân gây ra cơn Tăng huyết áp đột ngột

>>> Mối liên quan giữa Tăng huyết áp (cao huyết áp) và Đau thắt ngực

Mối quan hệ giữa ăn măn và Tăng huyết áp

Vậy tại sao ăn mặn lại Tăng huyết áp? Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu một mối liên hệ ít người biết giữa ăn mặn và Tăng huyết áp ngay sau đây nhé!

1. Mối liên hệ giữa ăn mặn và Tăng huyết áp

Natri và clorua là các chất hóa học thông thường của muối ăn, chúng đóng vai trò thiết yếu trong việc dy trì sự sống của con người. Thật vậy, natri là một chất dinh dưỡng không thể thiếu trong việc duy trì thể tích huyết tương, cân bằng axit – bazơ, dẫn truyền thần kinh và đảm bảo chức năng tế bào bình thường. (2)

Việc nạp quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tăng cân, béo phì, ung thư dạ dày, suy tim, tăng huyết áp…

Tại sao ăn mặn lại Tăng huyết áp?

 Có một vài lí do đã được nhận diện:

Thứ nhất, bình thường thận có nhiệm vụ cân bằng các chất trong cơ thể. Nếu có quá nhiều muối, thận sẽ thải nó vào nước tiểu. Nhưng khi lượng muối ăn rất cao, thận làm việc quá tải, làm tăng nồng độ muối trong máu. Muối có tính hút nước. (2)

Lúc này để duy trì sự ổn định mức độ dịch, cơ thể sẽ cần thêm nước, đồng ngĩa với việc người ăn mặn phải uốn nhiều nước hơn, điều này dẫn đến tăng thể tích máu và tăng áp lực lên thành mạch. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm Tăng huyết áp. (2)

Thứ hai,  muối làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống tim mạch và thận đối với Adrenaline – một chất gây Tăng huyết áp. (1)

Thứ ba, khi ăn quá nhiều muối, các loại thuốc điều trị tăng huyết áp như thuốc lợi tiểu sẽ kém hiệu quả. (1)

Thứ tư, ăn nhiều muối trong khi người đang bị Tăng huyết áp có thể thiếu yếu tố nội tiết thải muối dẫn đến Natri bị tích tụ lại trong cơ thể. Natri được vận chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn gây co cơ trơn thành mạch máu và gây Tăng huyết áp. (1)

Ăn nhiều muối có khả năng gây Tăng huyết áp 2
Ăn nhiều muối có khả năng gây Tăng huyết áp

2. Một số dấu hiệu cho biết bạn đã ăn vượt quá lượng muối cho phép

Từ cơ chế giải thích tại sao ăn mặn lại Tăng huyết áp ở trên, ta dễ dàng hiểu được một số dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn quá nhiều muối. Bao gồm:

Luôn cảm thấy khát nước: Khi tiêu thụ quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể có nhu cầu bổ sung nhiều nước hơn để cân bằng dịch trong cơ thể. Đây chính là lý do tại sao khi bạn ăn mặn thường cảm thấy khát nước hơn bình thường. (3)

Mối quan hệ giữa ăn măn và Tăng huyết áp 1

Cảm giác sưng phù: Nếu ăn quá mặn, muối sẽ kéo nước từ bên trong tế bào ra mô kẽ (khoảng không gian giữa các tế bào) và gây sưng phù. Vì vậy, bạn có thể thấy đôi giày có vẻ chật hơn, đô mắt sưng húp…(3)

Đi tiểu nhiều hơn: Do thận phải hoat động nhiều để đào thải muối ra khỏi cơ thể.(3)

Nước tiểu có màu vàng đậm: Khi ăn quá mặn mà không được cung cấp đủ nước có thể dẫn đến nước tiểu có màu vàng đậm. (3)

Luôn cảm thấy thức ăn quá nhạt: Vị giác thích nghi dần với chế độ ăn mặn lâu dài, do đó bạn có thể luôn cảm thấy thức ăn quá nhạt, cần thêm muối để thỏa mãn vị giác. (3)

3. Hạn chế muối ăn bằng cách nào?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi người trưởng thành mỗi ngày nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn.

Trong một khảo sát, người Việt Nam chúng ta tiêu thụ trung bình mỗi từ 18 – 22g mỗi ngày. Như vậy, lượng muối ăn đã nhiều gấp 3 – 4 lần so với khuyến cáo. (4)

Với mục đích tư vấn việc giảm ăn mặn cho người dân, Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Trung ương Bộ Y tế đã đưa ra lời khuyên: “Cho bớt muối – Chấm nhẹ tay – Giảm đồ ăn mặn”. Cụ thể như sau:

  • Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…trong bữa cơm hàng ngày ở gia đình
  • Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm … khi không thật sự cần thiết.
  • Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp xưởng, đồ hộp.
  • Tăng các loại thức phẩm tươi, ít qua chế biến.
  • Hạn chế các bữa ăn ngoài hàng quán.
  • Đọc hàm lượng muối trên các loại thực phẩm trước khi mua.
  • Giảm 1/2 lượng muối và các gia vị chứa muối khi nấu ăn. Nếm thức ăn trước khi cho thêm mắm, muối. Tăng cường thêm nhiều loại gia vị khác nhau để tạo cảm giác bớt nhạt nhẽo. Như cho thêm vị chua, cay, ngọt. (3)
  • Nên hạn chế những đồ chế biến sẵn như thịt nguội, lạp xưởng, xúc xích
Mối quan hệ giữa ăn măn và Tăng huyết áp
Nên hạn chế những đồ chế biến sẵn như thịt nguội, lạp xưởng, xúc xích

Bên cạnh chế độ ăn, duy trì tập luyện thể dục thể thao cũng là một phương pháp kiểm soát và điều trị Tăng huyết áp. Trong bài viết này, Ngày Đầu Tiên sẽ đem đến các bài tập đơn giản tại văn phòng cho các bệnh nhân Tăng huyết áp bận rộn qua video sau:

Các bài tập đơn giản tại văn phòng cho Bệnh nhân Tăng Huyết Áp – Phần 1

Bài viết đã chia sẻ cùng bạn đọc về việc tại sao ăn mặn lại Tăng huyết áp. Từ đó, hi vọng bạn đọc nắm rõ được những dấu hiệu của việc ăn quá nhiều muối. Cũng như việc áp dụng những biện pháp đơn giản để kiểm soát được lượng muối nạp vào trong chế độ ăn uống hàng ngày. Hãy ghi nhớ “Cho bớt muối – Chấm nhẹ tay – Giảm đồ ăn mặn”

Nguồn tham khảo:

  1. TS. Đỗ Thị Phương Hà – Viện Dinh dưỡng Quốc gia, “Hậu quả sức khỏe của ăn thừa muối”
  2. Mark Stibich, “PhD Eating Salt When You Have High Blood Pressure”
  3. BS.Bùi Anh Triết, “Muối và các bệnh mạn tính liên quan đến huyết áp”
  4. Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng huyết áp Ăn mặn – “Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm