Cách xử lý khi bị Đột quỵ không phải ai cũng biết

Đột quỵ là tình trạng thiếu máu cấp tính tới một phần của não bộ, làm ngăn cản não sử dụng chất dinh dưỡng và oxy. Não bộ là cơ quan nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy, do đó, tế bào não sẽ bắt đầu chết trong vài phút. Thời gian thiếu máu càng lâu, lượng tế bào não chết càng nhiều. 

Cách xử lý khi bị đột quỵ không phải ai cũng biết 3
Cách xử lý khi bị đột quỵ không phải ai cũng biết

Việc điều trị kịp thời là điều quan trọng, cần hành động sớm có thể cải thiện tiên lượng bệnh. Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về nguyên nhân và các dấu hiệu của Đột quỵ để có cách xử lý khi bị đột quỵ nhanh chóng và kịp thời nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết người bị Đột quỵ

Đầu tiên bạn cần đặc biệt chú ý đến thời gian các triệu chứng bắt đầu. Việc điều trị hiệu quả nhất khi được đưa ra ngay sau khi cơn Đột quỵ bắt đầu. 

Các dấu hiệu và triệu chứng của Đột quỵ bao gồm:

  • Đột ngột rối loạn tri giác: ngất hay lơ mơ, kích thích đột ngột là biểu hiện nguy hiểm của Đột quỵ. Người bệnh cần được thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và hồi sức sớm. 
  • Khó nói và khó hiểu lời người khác đang nói: thường biểu hiện nhầm lẫn, nói ngọng hoặc khó hiểu lời nói.
  • Tê mặt, cánh tay hoặc chân: Bạn có thể bị tê đột ngột, yếu hoặc tê liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân. Điều này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể bạn. Ngoài ra, một bên miệng có thể bị xệ xuống khi cố gắng cười.
  • Vấn đề về nhìn ở một hoặc cả hai mắt: có thể đột nhiên bị mờ hoặc tối ở một hoặc cả hai mắt, hoặc nhìn đôi (nhìn một hình ảnh thành hai).
  • Đau đầu: Đau đầu đột ngột, dữ dội, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
  • Đi lại khó khăn: Bạn có thể bị vấp ngã hoặc mất thăng bằng. Bạn cũng có thể bị chóng mặt đột ngột hoặc mất khả năng phối hợp vận động các động tác. (1)
Cách xử lý khi bị đột quỵ không phải ai cũng biết 2
Các dấu hiệu nhận biết Đột quỵ

2. Cách xử lý khi bị Đột quỵ

Trong một cơn đột quỵ, thời gian là điều cốt yếu. Vì vậy, việc ưu tiên cần làm là bạn cần gọi người hỗ trợ và xe cấp cứu. Trong thời gian chờ xe cấp cứu cần theo dõi sát người bệnh để phát hiện kịp thời các bất thường. 

Bạn cần phải ghi nhớ chính xác thời gian bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
Các mốc thời gian tới khi nhập viện là căn cứ lựa chọn phương pháp điều trị. (2) 

Các bước xử lý khi bị đột quỵ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân bao gồm:

Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh

  • Đặt bệnh nhân nằm trong điều kiện an toàn, thoải mái
  • Trấn an, giúp bệnh nhân giữ bình tĩnh
  • Có thể đắp chăn để giữ ấm cho cơ thể
  • Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
  • Hạn chế tối đa di chuyển. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, tại chỗ (2)
Cách xử lý khi bị đột quỵ không phải ai cũng biết 1

Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn

Tư thế nghiêng sang bên giúp bảo vệ đường thở và tránh hít sặc khi người bệnh nôn ói. Nguyên nhân là khi mất tri giác, nếu nằm ngửa có nguy cơ tụt lưỡi ra phía sau gây chẹn đường thở. 

  • Theo dõi kĩ hô hấp của người bệnh. Nếu bệnh nhân ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo cho tới khi được trợ giúp y tế
  • Nới lỏng quần áo bó sát, chẳng hạn như cà vạt hoặc khăn quàng cổ
  • Giữ ấm cho cơ thể người bệnh (2)
Cách xử lý khi bị đột quỵ không phải ai cũng biết
Tư thế an toàn

3. Điều không nên làm khi nghi ngờ Đột quỵ

  • Cho bệnh nhân ngủ: Để người bệnh ngủ gây khó khăn cho việc theo dõi, bạn cần giữ người bệnh tỉnh táo để có thể nhận biết kịp thời các bất thường.
  • Nói chuyện nhiều với bệnh nhân: Trong điều kiện não đang thiếu oxy, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi để giảm nhu cầu oxy cơ thể. Bạn giữ cho bệnh nhân tỉnh nhưng hạn chế nói chuyện nhiều.
  • Cho ăn, uống nước hoặc uống thuốc: Bạn không nên cho người bệnh ăn bất kì thứ gì do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới khả năng nuốt của bệnh, làm tăng nguy cơ nuốt nghẹn hoặc ngạt thở.
  • Tự ý lái xe tới bệnh viện. Tự lái xe tới bệnh viện có thể khiến bệnh nhân sẽ không được giữ an toàn. Bạn cần đợi xe cấp cứu tới để vận chuyển bệnh nhân được an toàn.

Những hành động như xoa dầu, uống nước chanh, nước đường… hoàn toàn không có lợi cho bệnh nhân và còn có thể gây hại. (2)

Đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh lý Tăng huyết áp. Vậy bạn có tự hỏi làm sao để biết mình có mắc Tăng huyết áp? Hãy theo dõi video ngắn sau để tìm câu trả lời nhé:

Làm sao tôi biết mình bị Tăng huyết áp?

Xử trí ban đầu khi bị Đột quỵ là điều hết sức quan trọng. Hy vọng thông tin bài viết cung cấp có thể giúp mọi người có cách xử trí đúng đắn và nhanh nhất khi gặp người bệnh Đột quỵ. Cách xử lý khi bị đột quỵ chính xác thì tiên lượng bệnh càng được cải thiện.

Nguồn tham khảo

1.  Mayoclinic, “Stroke”

2. Healthline, “First Aid for Stroke”

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm