Biến chứng võng mạc do Tăng huyết áp có thể gây mù lòa
Biến chứng võng mạc do Tăng huyết áp là diễn tiến nói chung của bệnh Tăng huyết áp. Chúng ta thường quan tâm đến các tai biến ở mạch máu não nhiều hơn hay các biến cố tim mạch khi tăng huyết áp (cao huyết áp) mà thường quên mất các vùng mạch máu nhỏ hơn ở mắt cũng bị ảnh hưởng.
>>> Suy thận – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
>>> Đau tim – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp (Cao huyết áp)
Vậy chúng ta cần biết gì về biến chứng nguy hiểm này? Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên theo dõi bên dưới nhé!
1. Vài nét về lịch sử
Bệnh được mô tả lần đầu tiên trên những bệnh nhân bị Tăng huyết áp và bệnh thận bởi tác giả Marcus Gunn vào những thế kỷ 19.
Các dấu hiệu đáy mắt được ghi nhận bao gồm:
- Co động mạch lan tỏa và khu trú
- Bắt chéo động – tĩnh mạch
- Xuất huyết võng mạc và phù gai
Sau này, vào năm 1939, Keith và cộng sự đã cho rằng những dấu hiệu này không chỉ để xác định tổn thương võng mạc mắt mà còn có giá trị tiên lượng tử vong trên những bệnh nhân Tăng huyết áp. Sau đó, một hệ thống phân loại được xây dựng và trở thành phổ biến ngày nay. Trong đó các dấu hiệu đáy mắt được chia thành 4 giai đoạn với mức độ nặng tăng dần. [3]
2. Cách chẩn đoán bệnh lý Võng mạc do Tăng huyết áp
Bệnh võng mạc do Tăng huyết áp thường không có triệu chứng, được chẩn đoán trên kính hiển vi và soi đáy mắt. Thông thường, tại Việt Nam, bác sĩ khoa tim mạch sẽ khám định kỳ và kiểm tra các tổn thương ở các cơ quan đích của bệnh.
Cũng chính vì lẽ đó, Bệnh võng mạc do Tăng huyết áp được bác sĩ phát hiện tình cờ khi cho bệnh nhân soi kiểm tra đáy mắt định kỳ, sau một khoảng thời gian điều trị.
Vấn đề điều trị Tăng huyết áp (Cao huyết áp) quan trọng nhất vẫn là kiểm soát huyết áp. Vì vậy phải ưu tiên việc này trước. Thông thường sau khi kiểm tra huyết áp bệnh nhân ổn định trong khoảng thời gian, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân soi đáy mắt. [2]
4. Dấu hiệu của bệnh Võng mạc do Tăng huyết áp
Đa số các trường hợp có tổn thương ở giai đoạn sớm, bạn sẽ không có bất kỳ dấu hiệu nào. Cho đến khi đột ngột giảm thị giác hoặc có xuất huyết ở võng mạc, đồng nghĩa với việc bạn đã bước sang giai đoạn 3 và 4 của bệnh.
Vì vậy khi bạn đã được chẩn đoán Tăng huyết áp (Cao huyết áp), thông thường các bác sĩ sẽ có chỉ định theo dõi các tổn thương mắt định kỳ cho bạn. Các xét nghiệm thường được chỉ định để kiểm tra tổn thương mắt bao gồm:
- Chụp ảnh màu đáy mắt/ soi đáy mắt đánh giá tổn thương: Đây là phương pháp đơn giản và giá thành rẻ, được chỉ định ở hầu hết các trường hợp.
- Chụp mạch huỳnh quang: được sử dụng để đánh giá vùng thiếu máu, rò mạch… Bệnh nhân sẽ được sử dụng một chất phát quang để đánh giá, thường thuốc sẽ được tiêm tại mạch máu. Tuy nhiên chi phí thường cao và điều kiện thực hiện khá khó khăn.
- Chụp cắt lớp quang học võng mạc: để chẩn đoán và đánh giá tổn hại hoàng điểm, bong võng mạc xuất tiết. Đây là phương pháp tiên tiến thường được chỉ định khi có các tai nạn va chạm tổn thương ở vùng mắt nhiều hơn là chỉ kiểm tra tổn thương mắt định kỳ.
Sau đây là những dấu hiệu của Bệnh võng mạc do Tăng huyết áp (qua soi đáy mắt):
- Thay đổi giao nhau động – tĩnh mạch võng mạc
- Thay đổi động mạch
- Thay đổi võng mạc
- Dịch tiết võng mạc
- Thay đổi Macular
- Thay đổi dây thần kinh quang học [1] [2]
5. Tầm soát Bệnh võng mạc do Tăng huyết áp
Mục đích chính của việc tầm soát Bệnh võng mạc do Tăng huyết áp là kiểm tra mạch máu võng mạc – mạch máu duy nhất có thể nhìn thấy khi khám định kỳ.
Các tác động của bệnh Tăng huyết áp được phản ánh gián tiếp trên mạch máu của võng mạc. Qua những thay đổi tại mạch máu võng mạc, bác sĩ có thể dự đoán các tổn thương đang xảy ra tại các cơ quan khác do Tăng huyết áp. Các tổn thương khác có thể tại mạch vành, động mạch não, động mạch thận, tuyến giáp… và các cơ quan khác.
Bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ tim mạch nên hợp tác để đảm bảo rằng bệnh nhân Tăng huyết áp ( Cao huyết áp) được tầm soát hiệu quả và xử trí kịp thời để giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc do Tăng huyết áp. [1]
6. Kiểm soát Bệnh võng mạc do Tăng huyết áp (Cao huyết áp)
Việc kiểm soát Bệnh võng mạc do Tăng huyết áp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Mức độ nhẹ: Việc điều trị bao gồm kiểm soát huyết áp với theo dõi và tái khám thường xuyên.
- Mức độ trung bình: Kiểm tra các bệnh lý kèm theo, đặc biệt là bệnh Đái tháo đường. Đồng thời kiểm soát và theo dõi huyết áp, tuân thủ dùng thuốc điều trị.
- Mức độ nặng: Cần được điều trị khẩn cấp và theo dõi chặt chẽ do có nguy cơ gây tử vong. Các cơ quan khác như thận, tim mạch và não phải được theo dõi. [1]
Bên cạnh biến chứng mù lòa, bệnh Tăng huyết áp còn có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm khác. Mời bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu cách xử lý khi gặp người bị cơn Tăng huyết áp qua video ngắn nhé:
Tăng huyết áp có ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác. Điều quan trọng là phải có sự phối hợp chăm sóc giữa bác sĩ tim mạch, người nhà và bệnh nhân cùng đề ra phương án điều trị và tuân thủ đúng. Phát hiện sớm và kiểm soát Tăng huyết áp sẽ cải thiện kết quả điều trị của bệnh nhân cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Hi vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh và xử lý kịp thời.
Nguồn tham khảo:
1. NCBI, “Hypertensive Retinopathy”
2. MSDmanuals, “Hypertensive Retinopathy”
3. American Academy of ophthalmology, “Hypertensive retinopathy”