Liệt dương – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp

Rối loạn cương dương thường xuyên gặp ở bệnh nhân Tăng huyết áp (Cao huyết áp) và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và cả bạn tình của họ. Rối loạn cương dương thể hiện ở nhiều mức độ, thậm chí có thể liệt dương

>>> Những thói quen dân gian sai lầm để hạ áp

>>> 6 suy nghĩ sai lầm khi điều trị Tăng huyết áp

Liệt dương - Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp 4
Liệt dương – Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu về cách nhận biết được rối loạn cương như thế nào là cần nên đi khám sau đây nhé!

1. Mức độ phổ biến của rối loạn cương dương do Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về cương dương.

Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ cho thấy khoảng 49% nam giới từ 40 đến 79 tuổi bị Tăng huyết áp có rối loạn cương dương. (3)

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Tiết niệu, cho thấy 68% trong số bệnh nhân Tăng huyết áp bị rối loạn cương dương, với 45% đàn ông có thể dẫn đến liệt dương. (3)

2. Tác động của Tăng huyết áp đến tình trạng cương dương

Rối loạn cương dương do mạch máu đến dương vật bị tổn thương là nguyên nhân chính ở bệnh nhân Tăng huyết áp (Cao huyết áp) không được điều trị. (1)

Theo thời gian, huyết áp cao làm hỏng lớp niêm mạc của mạch máu, khiến cho động mạch cứng lại và thu hẹp. Tình trạng này còn gọi là xơ vữa động mạch, hậu quả làm hạn chế lưu lượng đến dương vật.

Khi lưu lượng máu giảm gây khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng, thậm chí không thể cương được, hay còn gọi là liệt dương

Liệt dương - Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp 2
Huyết áp cao dẫn đến xơ vữa động mạch làm hạn chế lưu lượng đến dương vật

Ngoài ra, nam giới bị Tăng huyết áp cũng có thể có mức testosterone thấp (Testosterone là nội tiết tố nam đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích tính dục) (3)

Không chỉ vậy, một số loại thuốc điều trị Tăng huyết áp (Cao huyết áp) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn cương dương hoặc liệt dương. Thuốc Tăng huyết áp có thể gây ra do tác dụng phụ này, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu:  có thể làm giảm lưu lượng máu đến dương vật, gây khó khăn cho việc cương cứng. Loại thuốc này cũng có thể làm cơ thể kém hấp thu kẽm – chất cần thiết để tạo ra hormone sinh dục testosterone.
  • Thuốc chẹn beta: Đặc biệt là thuốc chẹn beta thế hệ cũ như propranolol thường liên quan đến rối loạn cương dương.

3. Biểu hiện rối loạn cương dương khi nào cần đi khám?

Khi nam giới càng lớn tuổi, có thể nhận thấy một số thay đổi về cương cứng dương vật. Ví dụ, có thể nam giới cần nhiều thời gian hơn để bắt đầu cương cứng, cần kích thích trực tiếp hơn.

Hoặc sự cương cứng theo độ tuổi có thể không còn săn chắc như trước. Những thay đổi này là hoàn toàn bình thường.

Liệt dương - Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp 1

Vậy khi nào thì được gọi là rối loạn cương dương và khi nào thì bạn nên đi khám? Hãy xem xét một số tình huống sau: (3)

  • Chỉ cương cứng một phần nhưng không đủ để nhập cuộc hoặc có cảm giác không thể cương cứng được. 
  • Có thể cương cứng tốt ở màn dạo đầu, nhưng khi bắt đầu giao hợp, sự cương cứng bị yếu đi hoặc không còn. 
  • Bác sĩ kê đơn một loại thuốc mới, bệnh nhân nhận thấy khó cương cứng hơn so với trước khi bắt đầu dùng thuốc. 

Nếu có những biểu hiện trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ và trao đổi tình trạng của mình. Việc kiểm soát huyết áp tốt và một số loại thuốc kê đơn sẽ giúp phục hồi lại khả năng cương cứng.

Nếu tình trạng rối loạn cương dương là do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ có thể chuyển sang loại thuốc khác có ít tác dụng phụ hơn.

4. Ảnh hưởng của biến chứng liệt dương do Tăng huyết áp 

Chỉ cần vài lần rối loạn cương dương cũng đã có thể làm cho bệnh nhân, đặc biệt là nam giới gây lo lắng nhiều.

Nỗi lo sợ tình trạng này có thể làm cho bệnh nhân tránh quan hệ tình dục và ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn tình. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và tình dục.

Liệt dương - Biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Bệnh nhân rối loan cương dương có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng tỷ lệ rối loạn cương dương cao hơn ở bệnh nhân bệnh mạch vành. Đồng thời, bệnh nhân rối loạn cương dương dễ bị hẹp động mạch vành hơn 50%.

Nghiên cứu còn báo cáo rằng rối loạn cương dương xảy ra khoảng 3 năm trước khi mắc bệnh động mạch vành. Vì thế biểu hiện rối loạn cương dương có thể trở thành yếu tố giúp phát hiện bệnh mạch vành đã hiện hữu khi chưa có triệu chứng. (1)

Tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người thân cũng như những người thân trong gia đình.

Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu cách đo huyết áp đúng cách qua video ngắn sau:

Bạn có đang đo huyết áp đúng cách?

Những nguy cơ về tình trạng liệt dương và bệnh mạch vành đều có thể phòng ngừa khi Tăng huyết áp được kiểm soát tốt. Quyền kiểm soát huyết áp và sức khỏe tình dục nằm trong tay bạn.

Do đó, bạn hãy tuân thủ điều trị Tăng huyết áp (Cao huyết áp), lối sống và dinh dưỡng lành mạnh, thẳng thắn trao đổi với bác sĩ về bất kỳ biểu hiện đáng lo ngại nào nhé!

Nguồn tham khảo: 

1. NCBI, “Management of erectile dysfunction in hypertension: Tips and tricks”

2. Mayoclinic, “High blood pressure and sex: Overcome the challenges”

3. MedicineNet, “High Blood Pressure: When Is It Erectile Dysfunction?”

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm