Đột quỵ – Biến chứng nguy hiểm chết người của Tăng huyết áp

Tăng huyết áp (Cao huyết áp) là căn bệnh mạn tính với tỉ lệ mắc bệnh đang gia tăng một cách chóng mặt. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người số 1” do có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe trầm trọng.

Trong đó, đột quỵ là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất. 

>>> Cách xử trí khi bị đột quỵ

>>> Đột quỵ – Sự phổ biến, dấu hiệu và nguyên nhân

Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm chết người của Tăng huyết áp 4
Đột quỵ – Biến chứng nguy hiểm chết người của Tăng huyết áp

Bạn hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu kĩ hơn về biến chứng đột quỵ cũng như những biến chứng nguy hiểm khác liên quan đến Tăng huyết áp trong bài viết sau đây nhé!

1. Mối liên hệ giữa đột quỵ và Tăng huyết áp

Đột quỵ có hai tình trạng bệnh lý chính bao gồm:

  • Nhồi máu não: là tình trạng lòng mạch của mạch máu não bị hẹp, tắc nghẽn. 
  • Xuất huyết não: là tình trạng vỡ mạch máu não, gây chảy máu não trong sọ. 

Tăng huyết áp có mối liên quan chặt chẽ với đột quỵ. Theo thống kê cho thấy, Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chủ yếu trong nhồi máu não và xuất huyết não. Tỷ lệ đột quỵ sẽ tăng cao trong cả 2 trường hợp Tăng huyết áp tâm thu và Tăng huyết áp tâm trương. (1)

Phần lớn Tăng huyết áp là do xơ vữa động mạch. Sự nứt vỡ của mảng xơ vữa làm hình thành cục máu đông. Cục máu đông này trôi theo dòng tuần hoàn lên não, làm hẹp, tắc lòng mạch, gây nên nhồi máu não.

Mạch máu não bình thường chịu được một áp lực cao nhất định. Khi tình trạng Tăng huyết áp xảy ra, làm tăng áp lực trong lòng động mạch não, cũng như sự phát triển của các phình vi mạch não. Khi áp lực quá cao gây vỡ mạch máu não, đó là tình trạng xuất huyết não.

Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm chết người của Tăng huyết áp 3
Đột quỵ có thể gây tư vong nên cần được chăm sóc y tế kịp thời

2. Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng rất khẩn cấp, cần được xử lý ngay lập tức. Can thiệp càng sớm, số lượng mô não bị ảnh hưởng càng ít. Vì vậy, nắm được những dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ là điều vô cùng quan trọng.

Nếu đột ngột xuất hiện những dấu hiệu sau đây, bạn cần được can thiệp y tế khẩn cấp:

• Thị lực: thị lực giảm, nhìn mờ dần một mắt hoặc hai mắt.

• Mặt: Mặt không cân xứng như méo miệng, nhân trung bị lệch qua một bên so với bình thường, nếp mũi má một bên bị rũ xuống (Dấu hiệu đặc biệt rõ khi nói hoặc cười)

• Giọng nói: Nói khó hoặc nói ngọng, nói không rõ chữ, bị dính chữ.

• Tay, chân: Người bệnh đột ngột cảm thấy yếu hoặc tê bì tay, chân, cử động khó khăn, không nhấc tay, chân lên được, hoặc khi nhấc lên không giữ được lâu. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến tay, chân ở bên đối diện vùng não bị tổn thương.

Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm chết người của Tăng huyết áp 2
Đột ngột đau đầu dữ dội, chóng mặt có thể là dấu hiệu của Đột quỵ

• Thần kinh: Đau đầu dữ dội, chóng mặt, buồn nôn, nôn, mất thăng bằng, không phối hợp được các hoạt động.

• Nhận thức: Người bệnh có thể đột ngột mất ý thức, hôn mê, rối loạn trí nhớ, không nhận thức được xung quanh.

Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm chết người của Tăng huyết áp 1
Khi có những dấu hiệu của Đột quỵ, bạn cần được can thiệp y tế khẩn cấp

3. Mức độ nguy hiểm của Tăng huyết áp 

Tăng huyết áp thực sự là “kẻ giết người thầm lặng” bởi tỷ lệ người bệnh ngày càng tăng và độ tuổi mắc bệnh ngày càng giảm. Tăng huyết áp đã và đang trở thành nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch. 

Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, người bệnh Tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần nếu so với người không bị Tăng huyết áp. Nguy cơ tử vong sẽ tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và tăng 10mmHg đối với huyết áp tâm trương. (1)

Đa số bệnh nhân bị Tăng huyết áp (trên 90%) không có các dấu hiệu nào cảnh báo trước. Vì vậy, người bệnh thường không biết mình bị Tăng huyết áp từ bao giờ. Số người Tăng huyết áp được điều trị và tuân thủ điều trị không nhiều. (1)

Những biến chứng sức khỏe nguy hiểm mà Tăng huyết áp có thể gây ra bao gồm:

  • Tim mạch: nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim
  • Não: đột quỵ (bao gồm cả xuất huyết não và nhồi máu não), bệnh não do Tăng huyết áp
  • Thận: tiểu máu, tiểu đạm, suy thận mạn
  • Mắt: tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa
  • Mạch máu: xơ vữa động mạch, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.
Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm chết người của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch

Không chỉ riêng Đột quỵ, Tăng huyết áp còn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” với những hệ lụy đáng sợ khác. Vậy đó là gì? Mời bạn hãy cùng theo dõi nội dung của Ngày Đầu Tiên cung cấp dưới đây:

Vì sao tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng?

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu sâu hơn về mối liên quan mật thiết giữa đột quỵ và Tăng huyết áp. Những tình trạng này đều tiềm tàng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nặng nề cho cuộc sống của người bệnh.

Vì vậy, ngay bây giờ, bạn hãy xây dựng lối sống lành mạnh, vận động tích cực cùng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật xảy ra nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Hội Tim mạch học Việt Nam, “BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP”

Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Tuân Trị Thế Giới 27.03.2025
Ngày Tuân Trị Thế Giới #WorldAdherenceDay được khởi xướng lần đầu tiên vào ngày 27/03/2025, đây là sáng kiến toàn cầu từ Liên đoàn Tim mạch Thế Giới (World Heart Federation) cùng với nhiều đơn vị, liên đoàn quốc tế khác chung tay hỗ trợ. Ngày Tuân Trị Thế Giới nhấn mạnh tầm quan trọnggreen
Xem thêm
4 cách thư giãn giúp bạn kiểm soát huyết áp
Cuộc sống với bệnh tăng huyết áp đã là một thử thách, khiến việc tận hưởng những điều bình thường trở nên khó khăn. Thêm vào đó, sự căng thẳng, một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống hiện đại, khiến việc kiểm soát huyết áp trở nên phức tạp hơn.   Bạn đừng logreen
Xem thêm
10 câu hỏi về thuốc và cách sử dụng mà có thể bạn chưa biết
Đầu tiên, để sử dụng thuốc đúng cách, bạn phải luôn nhớ :  Tham khảo đơn thuốc của bác sĩ  Tham khảo tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc  Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ, triệu chứng hoặc phản ứng bất thườnggreen
Xem thêm