Hạn chế muối ăn hay bỏ luôn việc ăn mặn?

Chắc hẳn bạn đã nghe nói nhiều về mối liên hệ giữa việc ăn mặn và bệnh Tăng huyết áp?

Vậy nếu bạn là người bệnh Tăng huyết áp, hoặc có nguy cơ cao bị Tăng huyết áp, thì bạn có nên bỏ luôn việc ăn mặn hay không? Hãy cùng Ngày Đầu Tiên tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

>> Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp

>> Vì sao bệnh nhân Tăng huyết áp nên tái khám thường xuyên?

Hạn chế muối ăn hay bỏ luôn việc ăn mặn? 3
Hạn chế muối ăn hay bỏ luôn việc ăn mặn?

1. Tầm quan trọng của muối ăn với cơ thể

Muối ăn được hình thành do sự kết hợp của nguyên tố natri (Na) và clo (Cl). Natri là một khoáng chất thiết yếu của cơ thể, đóng nhiều vai trò quan trọng như  giúp tế bào thần kinh và cơ hoạt động ổn định, đồng thời điều hòa nước và cân bằng điện giải trong cơ thể.

2. Ảnh hưởng của chế độ ăn quá nhiều muối lên cơ thể

Chế độ ăn nhiều muối, có thể làm vượt quá khả năng bài tiết lượng muối thừa của thận, làm dư thừa Na trong cơ thể.

Chế độ ăn quá nhiều muối có thể làm cho thành mạch máu xơ cứng, gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Theo WHO, nếu chúng ta giảm lượng muối ăn xuống còn khoảng 5g/ngày thì có thể giảm số trường hợp tử vong lên đến 2.5 triệu người mỗi năm liên quan đến các tác hại của việc ăn muối quá mức.

Hạn chế muối ăn hay bỏ luôn việc ăn mặn? 2
Ăn quá nhiều muối gây ảnh hưởng đến hệ tim mạch

3. Lợi ích của việc hạn chế muối lên huyết áp

Giảm huyết áp trực tiếp: theo một nghiên cứu, mức giảm huyết áp từ việc giảm ăn muối sau khoảng 4 tuần có thể vào khoảng 5 mmHg với huyết áp tâm thu và 3mmHg với huyết áp tâm trương sau thời gian.

Đối với người không có tăng huyết  áp, việc hạn chế muối chỉ làm giảm huyết áp không nhiều, nhưng nhiều việc hạn chế muối được duy trì trong thời gian kéo dài, có thể giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch.

Tăng cường đáp ứng với  các thuốc điều trị tăng huyết áp: việc hạn chế muối, giúp làm giảm nguy cơ hạ kali khi sử dụng các thuốc lợi tiểu để hạ áp, làm tăng độ nhạy cảm của hệ renin-angiotensin từ đó làm tăng đáp ứng khi sử dụng các thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể.

Những lợi ích khác của việc giảm, hạn chế muối bao gồm:

  • Phòng ngừa nguy cơ tim mạch.
  • Giảm sự bài tiết canxi qua đường niệu, từ đó làm giảm nguy cơ hình thành sỏi niệu và nguy cơ loãng xương.
  • Tăng cường hiệu của các thuốc hạ áp như ức chế men chuyển và ức chế thụ thể, từ đó làm giảm đạm niệu, giảm nguy cơ bệnh thận.
  • Giúp làm thoái triển sự phì đại của cơ tim, từ đó làm giảm nguy cơ suy tim.
Hạn chế muối ăn hay bỏ luôn việc ăn mặn? 1
Hạn chế muối giúp phòng ngừa các bệnh Tim mạch

4. Bạn nên hạn chế muối như thế nào?

Theo hướng dẫn của Hội tim mạch Hoa Kỳ, hạn chế lượng Na < 2.3g/ngày, tương đương khoảng 6g muối ăn NaCl  (1 g Na = 44 mEq, 1g NaCl chứa 17 mEq Na) cho hầu hết người trưởng thành.

Tuy nhiên, mức khuyến cáo này có thể chặt chẽ hơn đối với những đối tượng sau: lớn hơn hoặc bằng 51 tuổi, người da đen, người bị tăng huyết áp, người bị đái tháo đường, người bị bệnh thận mạn

Cách ước tính đơn giản lượng muối có thể ăn vào như sau :

  • ¼ muỗng cà phê  (5ml) muối = 575 mg Na
  • ½ muỗng cà phê muối= 1.150 mg Na
  • ¾ muỗi cà phê muối = 1725 mg Na
  • 1 muỗi cà phê muối = 2300 Na.

Muối hoặc Na có thể được chúng ta tiêu thụ mà không nhận biết. Để hạn chế lượng Na, cần xem nhãn thực phẩm. Một số thức ăn cần lưu ý gồm:

  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Một số thực phẩm tự nhiên : phô mai, hải sản, quả olive…
  • Từ gia vị nêm nếm hoặc chấm thêm: muối ăn, nước mắm, nước tương…
  • Một số loại thuốc (cần xem nhãn và thành phần)

Vì 80% lượng muối trong chế độ ăn chủ yếu đến từ việc cho thêm muối vào thức ăn và thức uống chế biến. Cách tốt nhất để đạt được việc hạn chế muối là giảm lượng muối cho vào các sản phẩm chế biến sẵn, và giảm nêm nếm. 

Những thói quen này đơn giản này có thể đem đến những lợi ích quan trọng cho sức khỏe.

Hạn chế muối ăn hay bỏ luôn việc ăn mặn?

5. Hạn chế muối quá mức liệu có thể sẽ có tác hại?

a. Rối loạn lipid máu

Khi giảm muối ăn theo khuyến cáo hay trong Na trong khoảng 80-100mEq/ngày (1.8 – 2.3 g Na), không làm ảnh hưởng đến lipid máu.

Tuy nhiên,  Khi giảm lượng sodium rất thấp (< 20 mEq/ngày, khoảng  0.45g muối ăn), có thể làm tăng khoảng 10% Cholesterol toàn phần và LDL cholesterol.

b. Rối loạn điện giải

Nếu chế độ ăn ít natri, nhiều kali có thể làm tăng nguy cơ bị tăng Kali máu ở người bệnh thận mạn.

Ngoài ra, chế độ ăn ít natri kết hợp sử dụng lợi tiểu có thể làm nguy cơ bị hạ natri máu có thể dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong.

Hạn chế muối quá mức cũng chưa được chứng minh lợi ích đối với việc giảm nguy cơ tim mạch, trong 1 số trường hợp, làm tăng đề kháng lnsulin gây rối loạn đường huyết, tăng nguy cơ tử vong.

Nguồn tham khảo:

  1. Theo WHO
  2. Theo Heart
  3. Theo NCBI
  4. Theo Uptodate
  5. Theo Healthline
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm