Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp (Phần 1)

Trong các khuyến cáo cập nhật gần đầy, các chuyên gia y tế nhấn mạnh  áp dụng chế độ ăn DASH cho bệnh nhân giúp kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp. Chế độ ăn được xây dựng dựa trên các tiêu chí:

  • Tăng khẩu phần rau xanh, hoa quả và các loại đậu, hạt ngũ cốc
  • Tăng khẩu phần cá, thịt gia cầm và các sản phẩm từ sữa không/ ít béo
  • Hạn chế muối, đường, thức uống có ga, các loại thịt đỏ và chất béo bão hoà
Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp (phần 1)

>> Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp (Phần 2)

>> Hạn chế muối ăn hay bỏ luôn việc ăn mặn?

1. Chế độ ăn ít muối

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa cà phê 5g muối chứa khoảng 2,000mg natri. Đây là mức tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành.

Với trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối.

Trong các khảo sát gần đây, cho thấy người dân đang ăn trung bình khoảng 9-12g muối/ngày, gấp đôi hàm lượng được khuyến cáo, làm gia tăng nhiều loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh tim mạch và huyết áp cao (2)

2. Lợi ích của chế độ ăn ít muối và chế độ ăn DASH

Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp 1
Chế độ ăn ít muối và chế độ DASH đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Trên các nghiên cứu được công bố trên NEJM(3) và Mayo clinic chỉ ra rằng nếu thực hiện chế độ ăn như trên giúp:

  • Chế độ hạn chế muối: huyết áp giảm 2-8 mmHg
  • Chế độ ăn tiết thực DASH: giúp huyết áp giảm 8-14 mmHg

3. Các lưu ý khi nấu ăn – chọn thực phẩm

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia: 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại Việt Nam chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn, 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%.

Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.

Do đó trong các hướng dẫn quy đổi muối ăn hàng ngày, 5g muối tương đương với (4) :

  • 35g xì dầu (7 thìa cà phê)
  • 8g bột canh (1,5 thìa cà phê)
  • 11g hạt nêm  (2 thìa cà phê)
  • 26g nước mắm (5 thìa nước mắm)

Để giảm lượng muối hàng ngày cần:

  • Hạn chế nước chấm (mắm, xì dầu)
  • Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm…cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người/ngày. 
  • Hạn chế thường xuyên sản phẩm có hàm lượng muối cao như đồ ăn nấu sẵn, đồ ăn đóng hộp.

4. Công thức Trà chanh bạc hà đá xay – món ngon nhưng vẫn dinh dưỡng

Để giúp bệnh nhân và người nhà có thể chuẩn bị một số món ăn ngon, dinh dưỡng và vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, chúng tôi cung cấp một số công thức món dưới đây.

Một số công thức nấu ăn ít muối cho người bệnh Tăng huyết áp 2
Công thức trà chanh bạc hà đá xay ngon và bổ dưỡng

Trà chanh bạc hà đá xay

  • Phần: 1 người
  • Thức uống ít natri, ít chất béo
  • Nguyên liệu
  • 240ml trà ủ lạnh không đường (240ml nước ủ cùng 1 thìa cà phê trà 5g)
  • 2 thìa cà phê nước cốt chanh
  • 2 thìa cà phê lá bạc hà
  • 5-6 viên đá
  • Mật ong/syrup ngô tạo ngọt
  • Hướng dẫn
  • Chuẩn bị 1 bình trà ủ lạnh :
    • Cho trà và nước nguội vào chai có màng lọc sẵn, đậy nắp và cho vào ngăn mát. Thời gian ủ lạnh trà kéo dài trung bình từ 4-12 tiếng tùy loại trà.
    •  Trà trắng sẽ cần ủ trong ít nhất khoảng 4-5 tiếng; trà xanh/ôlong xanh cần ít nhất 6-8 tiếng để cho ra được hương vị đầy đủ
  • Cho trà, nước cốt chanh, lá bạc hà và đá viên vào máy sinh tố. Xay đều cho đến khi nhuyễn mịn và nổi bọt.
  • Thêm mật ong/syrup ngô tuỳ khẩu vị
  • Trang trí cùng với hoa quả và lá bạc hà
  • Giá trị dinh dưỡng món ăn
Tổng lượng Carbohydrate4g
Chất xơ0mg
Sodium9mg
Chất béo không no đơn nguyên – MUFA0g
Chất béo bão hoà- saturated fat0g
Chất béo chuyển hoá- trans fat0g
Tổng lượng chất béo0g
Cholesterol0g
Protein0g
Calories16 kcal
Đường thêm vào0g
Tổng lượng đường0g

Tài liệu tham khảo:

  1. Theo MOH
  2. Theo WHO
  3. Theo Nejm
  4. Theo Viện dinh dưỡng
  5. Theo Mayoclinic
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm