Phòng ngừa tái phát sau Đột quỵ

Đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não) luôn để lại hậu quả nặng nề không chỉ cho bản thân bệnh nhân mà còn cho gia đình và xã hội.

Người bệnh sau đột quỵ có khả năng tái phát khá cao. Vì vậy, nắm vững các nguyên tắc phòng ngừa tái phát sau đột quỵ sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe dài lâu.

>> Những thói quen dân gian sai lầm để hạ áp

>> Nhồi máu cơ tim – Hậu quả khôn lường

Phòng ngừa tái phát sau Đột quỵ 2
Phòng ngừa tái phát sau Đột quỵ

1. Nguy cơ tái phát sau đột quỵ

Người bệnh sau đột quỵ có khả năng tái phát khá cao. Ước tính tỷ lệ tái phát khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên. Những bệnh nhân có những xơ vữa nặng các động mạch não thì nguy cơ tái phát có thể lên đến 20% trong năm đầu tiên. 

2. Cách ngăn ngừa đột quỵ tái phát

2.1. Tuân thủ điều trị

Uống thuốc theo đơn được bác sĩ kê.

Tái khám đúng thời hạn và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không tuân thủ là uống không đúng, không đủ hay tự ý thêm, bớt liều. Điều này có thể sẽ làm các yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ như các bệnh đi kèm (tăng huyết áp, mỡ máu,…) không được kiểm soát tốt, dẫn tới tình trạng đột quỵ tái phát.

Phòng ngừa tái phát sau Đột quỵ 1
Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa tái phát

2.2 Thay đổi lối sống

a. Chế độ ăn uống

Nên chọn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc, hải sản, sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ; hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, muối, rượu và đường bổ sung.

Những lựa chọn này có thể giữ cho huyết áp và mức cholesterol thấp hơn, giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ lần thứ hai.

Một số bệnh nhân sau đột quỵ thường bị khó nuốt, khó ăn, cử động cánh tay hạn chế. Để giúp đỡ bệnh nhân, người nhà hoặc những người chăm sóc có thể tạo ra các bữa ăn với màu sắc và hương vị đậm đà hơn, cắt thức ăn thành những miếng vừa ăn hoặc chọn thức ăn mềm hơn, dễ nhai hơn.

Phòng ngừa tái phát sau Đột quỵ
Chế độ ăn uống lành mạnh giúp phòng ngừa Đột quỵ

b. Vận động, tập thể dục

Đột quỵ có thể hạn chế khả năng vận động. Bệnh nhân có thể bắt đầu với những động tác từ đơn giản đến khó để giúp nâng cao sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần.

c. Cai thuốc lá

Hút thuốc lá là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ, vì nó làm giảm lượng oxy trong máu. Điều đó lại khiến tim phải làm việc nhiều hơn và dễ hình thành cục máu đông.

Hút thuốc lá còn góp phần làm tăng huyết áp và bệnh đường hô hấp. Những người hút thuốc có nguy cơ tái phát đột quỵ cao gấp đôi so với những người không hút thuốc, vì vậy hãy từ bỏ thuốc lá hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của người thân, gia đình, bác sĩ trong quá trình cai thuốc.

Ngoài ra, để phòng ngừa đột quỵ tái phát, người bệnh cũng cần hạn chế uống rượu bia, giảm stress, sống lạc quan vui vẻ. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có kiến thức về Phòng ngừa tái phát sau đột quỵ hiệu quả.

Nguồn tham khảo:

  1. Nguyễn Văn Đăng (2006), “Dịch tễ học tai biến mạch máu não”, Tai biến mạch máu não, NXB Y học Hà Nội, tr. 9-42.
  2. American Stroke Association. “About Stroke”
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

Huyết áp bao nhiêu là bình thường và cách kiểm soát huyết áp
Huyết áp bao nhiêu là bình thường? Cùng tìm hiểu về chỉ số huyết áp và những cách kiểm soát huyết áp trong bài viết dưới đây để cải thiện sức khỏe tim mạch và có cuộc sống khỏe mạnh mỗi ngày. 1. Nhịp tim và huyết áp bao nhiêu là bình thường? Nhịp timgreen
Xem thêm
Quy trình và những lưu ý về cách đo huyết áp cho người cao tuổi
Tăng huyết áp là một bệnh lý mãn tính của hệ tim mạch. Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh tăng tăng huyết áp nhiều hơn và hiện nay đã trở thành một vấn đề không còn xa lạ. Do đó, việc nắm rõ về quy trình cũng như các lưu ý vềgreen
Xem thêm
Những điều bạn nhất định cần phải biết về chỉ số huyết áp tâm thu
Huyết áp là chỉ số giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Chỉ số huyết áp được chia thành huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó huyết áp tâm thu là chỉ số thường được quan tâm nhiều hơn. 1. Huyết áp tâm thu là gì? Khi đogreen
Xem thêm