Cách xử trí khi bị Đột quỵ

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và có đến 90% trong số những người sống sót có di chứng.

Hiểu rõ về đột quỵ và cách xử trí đột quỵ kịp thời sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh.

>> Đột quỵ có tái phát hay không?

>> Thuốc phòng chống Đột quỵ có phải là “Thần dược”?

Cách xử trí khi bị đột quỵ 2
Cách xử trí khi bị đột quỵ

1. Đột quỵ là gì?  

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một căn bệnh ảnh hưởng đến các động mạch cấp máu nuôi não.

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến não bị tắc nghẽn do cục máu đông hoặc bị vỡ.

Sau đó, một phần của não không nhận được máu (và oxy) mà nó cần, và các tế bào não sẽ chết trong vòng vài phút khi không được cung cấp máu.

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máuđột quỵ do xuất huyết

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
Cách xử trí khi bị đột quỵ 2
Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng “đột quỵ nhỏ”, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời.

Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút.

Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

2. Những con số liên quan đến đột quỵ

Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và có đến 90% trong số những người sống sót có di chứng, có thể cần sự chăm sóc từ người khác, là gánh nặng cho kinh tế xã hội.

Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc, thì trong 3 năm trở lại đây, số người phải nhập viện điều trị vì đột quỵ tăng lên từ 1,7 – 2,5%, trong đó tỉ lệ bệnh nhân nam cao gấp 4 lần nữ giới.

Một điều đáng lo ngại là số bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi trẻ 40 – 45 đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp.

Thậm chí, những người ở độ tuổi 20 hoặc trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ.  Số ca đột quỵ hàng năm của nhóm đối tượng này khoảng 83.000 người/năm.

Cách xử trí khi bị đột quỵ 1
Độ tuổi người bị đột quỵ ngày càng trẻ hóa

Theo thống kê tại Anh quốc, cứ 4 người sống sót sau đột quỵ sẽ có 1 người bị đột quỵ tái phát trong vòng 5 năm tiếp theo. Khoảng 25% bệnh nhân đột quỵ có tiền sử đột quỵ hoặc cơn thoáng thiếu máu não trước đó. 5% bệnh nhân đột quỵ bị tái phát khi còn nằm viện.

3. Nguyên nhân của đột quỵ

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ vì tăng huyết áp gây tổn thương mạch máu.

Động mạch bị tổn thương và thu hẹp.

Huyết áp cao có thể làm tổn thương các tế bào của nội mạc lót trong thành động mạch.

Sau khi ăn, chất béo đi vào máu và có thể tích tụ trong thành động mạch bị tổn thương, làm cho thành động mạch trở nên kém đàn hồi hơn, hạn chế lưu lượng máu đi khắp cơ thể.

Phình mạch.

Theo thời gian, áp lực của máu di chuyển liên tục qua động mạch bị tổn thương có thể khiến một phần thành của nó to ra và tạo thành chỗ phình.

Phình mạch có thể xuất hiện ở bất kì động mạch nào (phổ biến nhất ở động mạch chủ) và có thể bị vỡ, gây chảy máu ồ ạt đe dọa tính mạng nếu không xử trí kịp thời.

Vì vậy, huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 2 đến 6 lần. 80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam có tăng huyết áp.

Cách xử trí khi bị đột quỵ
80% bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam có Tăng huyết áp

4. Làm gì khi bị đột quỵ?

Tìm kiếm sự hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Đột quỵ là một trường hợp khẩn cấp thực sự. Điều trị càng sớm thì càng có khả năng giảm thiểu di chứng. Mỗi một giây đều quan trọng.

Ghi nhớ dấu hiệu F.A.S.T

  • F (face) Khuôn mặt. Khuôn mặt có bị xệ xuống một bên khi người bệnh cố gắng mỉm cười không?
  • A (arm) Cánh tay. Một cánh tay không thể nâng cao bằng bên còn lại khi người bệnh cố gắng nâng cả hai cánh tay lên không?
    • S (speech) Giọng nói. Người bệnh có thể lặp lại một câu đơn giản không? Nói ngọng hoặc khó hiểu?
    • T (time) Thời gian. Trong một cơn đột quỵ, mỗi phút giây đều có giá trị. Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy gọi 115 hoặc số điện thoại khẩn cấp tại địa phương ngay lập tức.

Các triệu chứng khác của đột quỵ, xuất hiện đột ngột, bao gồm:

  • Lú lẫn. Người bệnh không hiểu lời nói hoặc gặp khó khăn khi nói.
  • Yếu hoặc tê ở một bên của cơ thể, bao gồm cả chân.
  • Nhìn mờ, nhòe hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một mắt.
  • Đau đầu dữ dội – không rõ nguyên nhân.
  • Chóng mặt không rõ nguyên nhân, gặp khó khăn khi phối hợp động tác.

5. Sau khi gọi cấp cứu, cần làm gì tiếp theo trong lúc chờ đợi?

  • Giữ điện thoại với tổng đài 115 và làm theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
  • Nếu người đó còn tỉnh, hãy cố gắng để người bệnh nằm nghiêng với đầu hơi nâng lên.
  • Nếu người bệnh bất tỉnh, hãy kiểm tra mạch, nhịp thở và hãy bắt đầu hô hấp nhân tạo nếu cần. Xin trợ giúp từ tổng đài 115 nếu bạn không biết cách.
  • Nới lỏng khăn quàng cổ, cà vạt, cổ áo sơ mi và bất kỳ quần áo nào khác có thể cản trở hơi thở.
  • Đảm bảo rằng cửa được mở.
  • Giúp cho người bệnh cảm giác yên tâm. Có thể người bệnh đang sợ hãi và sự hiện diện của bạn có thể giúp ích rất nhiều.
  • Không cho người bệnh ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Người bệnh có thể bị nghẹt thở vì sặc hoặc nghẹn.
  • Không cho người bệnh dùng bất kỳ loại thuốc nào, ngay cả aspirin.

Nguồn tham khảo:

  1. Hội đột quỵ Việt Nam
  2. Stroke: first aid – Mayo clinic
  3. What to Do when you spot a stroke – WebMD
  4. About stroke – American Stroke Association
  5. High blood pressure dangers: Hypertension’s effects on your body – Mayo eclinic
Các bài viết liên quan
Các kiến thức đọc nhiều
Các kiến thức nổi bật

Có thể bạn quan tâm

5 biến chứng nguy hiểm của Tăng huyết áp
0:00 / 0:00 Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gâygreen
Xem thêm
4 điều cần lưu ý khi điều trị tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường gặp trong cộng đồng, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và dẫn đến cái chết của hàng triệu người mỗi năm, đồng thời là nguyên nhân gây suy tim và đột quỵ não; là nguyên nhân hàng thứ hai gây nhồi máu cơgreen
Xem thêm
Vì sao bạn nên sử dụng ứng dụng Elfie để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp?
Tại Việt Nam, năm 2021 có khoảng 28,3% người lớn bị tăng huyết áp – một mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại. Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch học Việt Nam, hơn 5.454 người trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8green
Xem thêm